Nhắm mắt giữa đồi chè

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sớm mai, tôi dạo bước giữa đồi chè lộng gió. Lại thấy yêu hơn mùi hăng hắc của bạt ngàn lá xanh mơn mởn và nhớ mùi thơm thảo của chè mỗi lần ngồi với ông trong khu vườn nhỏ sau nhà. Bên chiếc bàn đá xanh, ông tôi nhấm nháp từng ngụm trà mới pha ấm nóng.

Đã từng mơ đến một ngày đứng giữa đồi chè, mãi cho đến khi đôi chân tôi không chịu ở yên một chỗ, cứ thích đi đó đi đây, tôi tìm đến những đồi chè để được ngắm nhìn sắc xanh. Đi trong buổi sớm dịu dàng của cao nguyên, ngẩng cổ lên đón làn gió mát lành, ngang qua đồi chè mang theo hương thơm dịu dàng của chè tươi đang vào mùa thu hoạch, tôi thấy sảng khoái vô cùng. Một cảm giác mơ hồ lãng đãng, tựa như mình đang sống trong thế giới cổ tích nào đó xa xôi.

 Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang


Những đồi chè bạt ngàn, sắc lá phủ xanh ngọn đồi, mềm mại và dịu dàng như tấm vải lụa trải từ chân đồi đến tận đỉnh đồi, ôm lấy sườn đồi, xanh hết mình dưới tầng trời cao rộng. Nhìn những người phụ nữ đội nón lá lúp xúp hái từng búp chè xanh, tôi càng trân trọng hơn những giọt nước thơm ông tôi uống mỗi sáng mỗi chiều hay những đêm không ngủ. Đi giữa đồi chè, thốt nhiên tôi lại nhớ đến những buổi sớm quê nhà nồng nàn hương chè được pha bởi đôi bàn tay má tôi, người phụ nữ khéo léo và nhân hậu. Tôi nhớ khoảnh khắc ông tôi cầm chén trà trong tay đưa lên mũi để cảm nhận cho kỳ hết hương vị thanh tao quyện trong từng đợt khói tản mạn, nhớ cả nụ cười của bà và câu chuyện vui. Hơi ấm chè thơm hòa cùng hơi ấm của gia đình, len lỏi vào tận tâm can để tôi nhớ hoài cho đến ngày khôn lớn.

Có nhiều thứ giản đơn đến dung dị nhưng đủ sức kéo tôi vào miền nhớ. Như chén trà thơm. Về với cao nguyên lộng gió, với đồi chè xanh, tôi thấy lòng mình thảnh thơi. Màu xanh nhẹ nhàng, hương thơm vô lượng xoa dịu tâm hồn, khiến tôi phút chốc quên đi những muộn phiền đã qua, thấy mình như được sống lại những ngày ấu thơ trong trẻo. Mùi chè thơm, mùi đất thơm. Ngọn gió thơm và ký ức cũng thơm ngan ngát. Khoảnh khắc đó, tôi đã chạy lên đỉnh đồi, dang hai tay ra như một động tác ôm lấy thiên nhiên vào lòng. Cũng lúc ấy, tôi nhận ra thiên nhiên đang hiền từ chở che, ôm lấy tôi, vỗ về tâm hồn tôi. Thiên nhiên đã cho tôi những cảm xúc nồng nàn nhất để tôi nhận ra mình không thể nào tách rời thiên nhiên, như đứa con chẳng thể tách khỏi gia đình thân yêu của mình được.

Thiên nhiên đầy dung thứ!

Nhắm mắt giữa đồi chè, tôi thấy lòng mình êm ái, bên tai văng vẳng giai điệu ngọt ngào của đồi núi, thảo nguyên. Đứng giữa đồi chè, tôi thấy trước mắt mình là những tháng ngày đáng nhớ, để vui sống, tận hưởng và tận hiến.

 

 HOÀNG KHÁNH DUY

 

Có thể bạn quan tâm

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

(GLO)- Bài thơ "Lâu không về nhà" của tác giả Vân Phi thấm đượm nỗi nhớ quê hương da diết của người con xa xứ-nơi cánh đồng, dòng sông và mẹ già vẫn chờ đợi theo tháng năm lở bồi. Từng câu thơ như những thước phim chậm rãi, gợi lại ký ức tuổi thơ ấm áp bên ánh đèn dầu, bên những thân gần mẹ cha.