Nhạc sĩ Vinh Sử qua đời, thọ 79 tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bà Ngọc Lệ, vợ của nhạc sĩ Vinh Sử, đã báo tin chồng bà qua đời tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định sau thời gian điều trị bệnh

Nhạc sĩ Vinh Sử
Nhạc sĩ Vinh Sử
Bà Ngọc Lệ cho biết sức khỏe của chồng mình sút giảm nghiêm trọng, dù được sự cứu giúp tận tình của các bác sĩ nhưng ông đã trút hơi thở cuối cùng lúc 3 giờ 8 phút ngày 10-9, thọ 79 tuổi. "Ông ấy ra đi không trăn trối điều gì, để lại niềm thương tiếc cho gia đình. Tôi cảm ơn sự giúp đỡ tận tụy của đội ngũ y bác sĩ đã điều trị cho ông thời gian qua, đồng thời cảm ơn những nghệ sĩ, ca sĩ và khán giả đã yêu mến ông, giúp đỡ, đến thăm trong những ngày cuối cuộc đời của ông" – bà Ngọc Lệ chia sẻ trong xúc động.
Nhạc sĩ Vinh Sử tên thật là Bùi Vinh Sử, sinh năm 1944 tại Sài Gòn. Ông được mệnh danh là "vua nhạc sến" bởi hầu hết các sáng tác của ông là những bản bolero thất tình như: "Nhẫn cỏ cho em", "Gõ cửa trái tim", "Người phu kéo mo cau", "Hai bàn tay trắng", "Đêm lang thang", "Chuyến xe lam chiều", "Vòng nhẫn cưới", "Đoạn buồn đêm mưa", "Qua ngõ nhà em", "Hai mái nhà tranh", "Không giờ rồi", "Làm dâu xứ lạ", "Mưa bụi", "Trách người trong mộng", "Quên cây cầu dừa", "Nối lại tình xưa", "Tình đẹp mùa chôm chôm"...

Nhạc sĩ Vinh Sử thời trẻ
Nhạc sĩ Vinh Sử thời trẻ
Thời gian qua, nhạc sĩ Vinh Sử nửa tỉnh nửa mê vì xuất huyết bao tử, viêm phổi, sau ca phẫu thuật ông tiếp tục được điều trị tại phòng hồi sức của Bệnh viện Nhân dân Gia Định, nhưng do tuổi cao, thiếu sức đề kháng nên tình trạng phục hồi rất chậm.
Nhạc sĩ sáng tác với nhiều bút danh như Vinh Sử, Cô Phượng, Hàn Ni, Diễm Nhi, Đức Vượng... Ông gắn bó dòng nhạc quê hương mang tính đại chúng với hàng nghìn ca khúc. Nội dung các tác phẩm thường nói về những thân phận không may mắn, những mối tình trắc trở do không "môn đăng hộ đối" giữa chàng trai nghèo và tiểu thư.
Về già, nhạc sĩ gần như trắng tay. Ông trải qua bốn đời vợ, bà Ngọc Lệ là người vợ đã chăm sóc ông đến cuối đời. Trước gia cảnh nghèo khó của ông, nhiều đồng nghiệp đã từng tổ chức những đêm nhạc Vinh Sử, đồng thời giúp đỡ ông vượt qua bệnh tật, khó khăn. Chương trình "Mai Vàng nhân ái" của Báo Người Lao Động đã từng đến thăm và trao tiền hỗ trợ cho ông.
Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân đã từng kể, thời đó khán thính giả yêu mến dòng nhạc Boléro, Habanera đã dành cho nhạc sĩ Vinh Sử nhiều tình cảm. Ít ai biết rằng đến  năm 10 tuổi, Vinh Sử mới được đi học vỡ lòng và đến 15 tuổi (tức mới học xong bậc tiểu học) thì… bỏ học để dấn thân vào sáng tác âm nhạc. Dù ít học những trong suốt 60 năm sáng tác, tác phẩm của ông đã là một kho báu đồ sộ với cả trăm bản nhạc được khán giả yêu thích.
Tang lễ của nhạc sĩ Vinh Sử được tổ chức tại nhà riêng: đường số 11, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP HCM. Lễ tẩn liệm được tiến hành lúc 9 giờ 30 sáng 10-9. Lễ động quan vào sáng 13-9, sau đó an táng tại Nghĩa trang Hoa Viên Bình Dương.
Theo Thanh Hiệp (ảnh do NSCC/NLĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.