Minh tinh màn ảnh một thời Thẩm Thuý Hằng qua đời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiều 7-9, bà Thanh Thúy-Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM cho biết diễn viên điện ảnh Thẩm Thúy Hằng đã qua đời.
 
Minh tinh Thẩm Thuý Hằng qua đời. Ảnh: CMH
Minh tinh Thẩm Thuý Hằng qua đời. Ảnh: CMH
Theo đó, bà Thanh Thúy - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho biết, cố nghệ sĩ qua đời sáng nay tại nhà riêng ở TP.HCM.
Bà Dương Cẩm Thúy - Chủ tịch Hội điện ảnh TP.HCM cũng xác nhận thông tin này. Hiện gia đình chờ người con ở nước ngoài về để lo hậu sự.
Thẩm Thúy Hằng vừa là minh tinh màn bạc, vừa là biểu tượng nhan sắc của điện ảnh miền Nam Việt Nam trước năm 1975.
 
 
 
Nhan sắc một thời của Thẩm Thuý Hằng. Ảnh: CMH
Nhan sắc một thời của Thẩm Thuý Hằng. Ảnh: CMH
Thẩm Thúy Hằng tên thật là Nguyễn Kim Phụng, sinh năm 1940 tại Hải Phòng sau đó di cư vào miền Nam. Năm 16 tuổi, bà tham gia cuộc thi tuyển diễn viên điện ảnh của hãng phim Mỹ Vân và đạt giải nhất. 
Ông chủ hãng phim Mỹ Vân đặt cho bà nghệ danh Thẩm Thúy Hằng. Thẩm Thúy Hằng nổi tiếng nhờ vai diễn Tam Nương trong phim "Người đẹp Bình Dương" và gắn với biệt danh "người đẹp Bình Dương". 
Một vai diễn nổi tiếng khác là Chức Nữ trong phim "Ngưu Lang Chức Nữ". Bà đóng rất nhiều phim (khoảng 60 phim) và là người mẫu ảnh được ưa chuộng vào thập niên 1950, 1960.
Lễ viếng dự kiến được tổ chức nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, quận Gò Vấp ngày 9.9, lễ di quan vào ngày 11.9.
Theo Di Py (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...