Nhạc sĩ Ngọc Châu qua đời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhạc sĩ Ngọc Châu, tác giả của nhiều ca khúc nhạc trẻ được yêu thích như “Thì thầm mùa xuân”, “Cô Tấm ngày nay”… đã qua đời sáng 17/3 tại Hà Nội sau một thời gian lâm bệnh.

Nhạc sĩ Ngọc Châu. Ảnh: Cafebiz
Nhạc sĩ Ngọc Châu. Ảnh: Cafebiz
Theo thông tin từ ca sĩ Khánh Linh, nhạc sĩ Ngọc Châu anh trai cô đã qua đời lúc 7 giờ 20 sáng 17/3 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 do suy tin giai đoạn cuối. Trước đó, cô đã viết dòng status chia tay anh trai mình: "Nhẹ bước chân đi, em gái chào anh! Không buồn, không đau, không mệt! Anh đi vui vẻ!".
Nhiều nhạc sĩ, ca sĩ, nghệ sĩ như Văn Mai Hương, Thái Thùy Linh, Bông Mai, Bùi Thu Huyền, nhạc sĩ Huy Tuấn, Mỹ Dung, Minh Quân…đã bày tỏ sự bất ngờ và thương tiếc trước sự ra đi của nhạc sĩ tài hoa. 
Nhạc sĩ Ngọc Châu và ca sĩ Khánh Linh là hai người con tài năng của NSƯT Vũ Dậu và nghệ sĩ đàn bầu Phạm Ngọc Hướng. Ngọc Châu sinh năm 1967, tốt nghiệp Khoa Sáng tác - Nhạc viện Hà Nội khóa 1983-1993. Anh là một trong những nhạc sĩ được yêu mến bởi những ca khúc trẻ trung, tươi sáng.
Trong thập niên 2000, những ca khúc do nhạc sĩ Ngọc Châu sáng tác rất được người nghe yêu thích như “Thì thầm mùa xuân”, “Chiều xuân”, “Cô Tấm ngày nay”, “Mặt trời dịu êm”, “Ban mai xanh” .... Nhiều ca khúc trong số đó được các ca sĩ nổi tiếng lựa chọn biểu diễn. “Thì thầm mùa xuân” là một trong những ca khúc làm nên tên tuổi của ca sĩ Mỹ Linh. “Cô Tấm ngày nay” do ca sĩ Khánh Linh thể hiện là ca khúc bước ra đời sống từ bộ phim truyền hình “Chuyện nhà Mộc”, qua nhiều năm vẫn được khán giả yêu thích.
Sau này, nhạc sĩ Ngọc Châu ít sáng tác mà tập trung vào vai trò sản xuất âm nhạc. Năm 2016, ca sĩ Khánh Linh hợp tác với anh cho ra đời album “Mùa yêu”, gồm các ca khúc "Nụ hôn nồng cháy", "Ngây thơ", "Thì thầm mùa xuân", "Mùa thu vàng" do anh sáng tác.
Nhạc sĩ Ngọc Châu bị suy tim khá nặng. Gần đây, sức khỏe của anh đã khá hơn cho nên việc anh ra đi đã khiến cho gia đình, bạn bè và những người yêu mến bất ngờ, thương tiếc.
Theo HÀ CHI (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.