Nhà văn Thu Loan và tình yêu với nghề viết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhà văn Thu Loan sinh năm 1963, ở Hà Nam nhưng cuộc đời chị lại gắn bó lâu dài với Pleiku. Chưa đầy 6 tháng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (năm 1975), chị theo gia đình vào Gia Lai. Khi ấy, chị mới 12 tuổi. Chị tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn TP. Hồ Chí Minh năm 1985. Từ khi ra trường đến nay, chị công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Gia Lai, từng giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Gia Lai, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật. Năm 2015, chị xin nghỉ hưu trước tuổi để dành thời gian và tâm sức cho nghề viết và “dành chỗ cho lớp trẻ kế cận”.
 

Nhà văn Thu Loan (áo trắng).
Nhà văn Thu Loan (áo trắng).

Chị là người đàn bà nhiều khát vọng. Khát vọng về một cuộc sống no ấm. Khát vọng về tình yêu, mái ấm gia đình. Khát vọng làm giàu, khát vọng thành công trên con đường công danh sự nghiệp... Ở tuổi 52, tôi thấy chị đã có khá đủ mọi điều. Về kinh tế, gia đình chị cũng thuộc hàng khá giả với nhà ở khang trang trên đường Phan Đình Phùng. Hơn cả, chị có một gia tài văn chương đủ cả thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết... trong đó, tập thơ “Một thời trăng” được giải thưởng của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, tập thơ “Sứ giả” được giải thưởng của Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam. Rồi chị được giải thưởng thơ của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Bài thơ “Những bà mẹ Tây Nguyên”, truyện ngắn Làng Mô được đưa vào giảng dạy trong chương trình văn học địa phương (lớp 7). Tập truyện ngắn “Sương chưa tan làng trăng” là một trong 3 tác phẩm văn học được đề cử xét giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010. Tiểu thuyết “Pơthi” đạt giải B (không có giải A) của Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2014. Nhưng kỳ công nhất phải kể đến  3 tiểu thuyết “Cuốn trong dòng lũ”, “Giữa cõi âm dương” và “Pơthi” mà chị chắt chiu viết suốt 15 năm qua. Các tác phẩm này đều trực tiếp viết về cuộc sống và con người Gia Lai, chứa đựng bao vấn đề nóng bỏng của thời đại: Chiến tranh tàn phá và dư âm của chiến tranh (Cuốn trong dòng lũ), sự tàn phá rừng và làm mất bản sắc văn hóa dân tộc (Pơthi). Năm 2014, chị tái bản tiểu thuyết “Cuốn trong dòng lũ” và đã được UBND tỉnh Gia Lai chọn mua làm quà tặng cho đại biểu dự lễ kỷ niệm 40 năm giải phóng tỉnh Gia Lai ngày 17-3-2015.

Chị từng tâm sự: “Từ lâu tôi luôn mang khát vọng bằng các tác phẩm văn chương của mình để có thể tô đậm, gìn giữ cái đẹp, để con người sống với nhau nhân ái hơn”. Và hơn 30 năm gắn bó với Gia Lai, gần chục đầu sách, cả thơ và văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết cũng như nhân cách của chị đã chứng minh nhà văn Thu Loan là một người viết chuyên nghiệp, đầy trách nhiệm với quê hương và yêu nghề say đắm. Giữa thời buổi “cơm áo không đùa với khách thơ” như bây giờ, chị vẫn cặm cụi viết văn, cặm cụi làm bao nghề chả liên quan gì đến văn học nghệ thuật: đại lý vé số, nhà trọ, viết sách, làm tập san, tạp chí cho các cơ quan, đơn vị, để có thêm thu nhập, có thêm tiền đãi khách văn chương ở nơi nào đó đến thăm Pleiku...

Những ai ở Pleiku khoảng thời gian 1976-1981 thường nghe tên Thu Loan-một nữ sinh giỏi văn. Chị luôn đạt giải nhất các cuộc thi Văn toàn tỉnh và một lần đạt giải ba cuộc thi Văn toàn quốc. Nhiều người còn biết tới chị vì chị đã có thơ đăng trên báo Gia Lai-Kon Tum từ khi còn là học sinh lớp 10. Chị đã đến với văn học bắt đầu từ thơ. Những bài thơ như “Về với Pleiku”, “Pleiku” của chị như một “tuyên ngôn” về tình yêu thủy chung son sắt với vùng đất chị chọn làm quê hương thứ hai, nơi chị từng làm đủ nghề để nuôi sống bản thân và gia đình, dù có lúc khốn khó, chị vẫn không rời bỏ Pleiku, không dứt bỏ văn chương. Chị coi văn chương là một nghề cao quý, đã chọn theo là hết lòng, tâm huyết và say mê.

Chị chia sẻ: “ Làm văn chương không được dễ dãi. Dễ dãi là tự hạ thấp giá trị của mình”. Đấy là tự trọng của người cầm bút. Ở khu vực Tây Nguyên, bạn viết gọi chị là “chiếc máy cái”, “người đàn bà viết”. Có thời gian rảnh là chị dành cho viết.  Chị từng tâm sự: “Chị mê viết quá. Ước không vướng bận gì để ngồi trong phòng một mình yên tĩnh, viết cho đến khi hoàn thành cuốn tiểu thuyết, liền mạch dứt điểm”. Quả thật, chị luôn bận việc nọ đến việc kia nhưng đích cuối cùng vẫn là dồn thời gian, dành thời gian cho văn chương. Theo đuổi thể loại tiểu thuyết trong thời buổi hiện nay có vẻ như là điều hão huyền, không tưởng. Tiểu thuyết bán chậm, người đọc không nhiều. Nếu không phải tiểu thuyết hay thì công sức mấy năm trời coi như đổ sông đổ biển. Nhưng chị vẫn chọn tiểu thuyết để dấn thân, để đam mê. Chị bảo “Nếu muốn làm giàu dĩ nhiên chị không chọn văn chương. Nếu muốn nổi tiếng, lại càng không chọn tiểu thuyết vì nó quá mạo hiểm. Viết tiểu thuyết vì yêu thích thực sự, muốn nói cho hết những điều mình chiêm nghiệm, chứ không vì một so sánh, tính toán gì khác”. Suy nghĩ ấy và cuộc đời của chị đủ là những minh chứng hùng hồn về một tình yêu tha thiết với tiểu thuyết luôn sẵn có ở nhà văn Thu Loan.

Hoàng Thanh Hương

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.