Nhà thơ Phạm Đức Long: Viết để cân bằng chính mình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cuộc thi viết “Người thầy thuốc trong tôi” được Báo Người lao động phát động vào ngày 16-8-2021, ngay giữa đợt cao điểm bùng phát dịch Covid-19. Cuộc thi nhằm tôn vinh lực lượng y-bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch và chăm sóc sức khỏe người dân.
Qua rà soát, Ban tổ chức cuộc thi đã duyệt đăng hơn 30 bài viết về gương sáng cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp, cống hiến, sáng tạo trong việc chăm sóc sức khỏe người dân, nghiên cứu y học và đặc biệt là công cuộc phòng-chống đại dịch Covid-19. Ngày 26-5 vừa qua, Báo Người lao động đã trao giải cho 8 tác phẩm xuất sắc nhất. Và thật bất ngờ khi nhà thơ Phạm Đức Long (tỉnh Gia Lai) với tác phẩm “Nữ y tá trên đỉnh Kon Chiêng” đạt giải nhì.
Tác phẩm viết về cuộc đoàn tụ đầy cảm động của nữ y tá Lê Thị Mỹ Ngọc và con gái Võ Thị Mỹ Phương (sau này đổi tên thành Võ Thị Ngọc Duệ). Hai mẹ con nữ y tá trên đỉnh Kon Chiêng này đã bị thất lạc nhau từ năm 1972, sau một đợt tấn công của địch vào bệnh xá và bắt đi cô bé làm con tin. Sau hơn 30 năm miệt mài tìm kiếm, vào ngày 5-6-2008, bà Ngọc đã được đưa vào chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” và tìm được cô con gái của mình. Đó là câu chuyện cổ tích nối liền giữa thời chiến và thời bình với kết thúc có hậu cho nữ y tá. Có lẽ chính vì sự chân thật, tình yêu thương và cả niềm hy vọng được tác giả truyền tải trong câu chuyện mà tác phẩm đã đạt giải cao.
Nhà thơ Phạm Đức Long (đứng giữa) tại lễ trao giải cuộc thi viết “Người thầy thuốc trong tôi”. Ảnh: Kim Sơn
Nhà thơ Phạm Đức Long (đứng giữa) tại lễ trao giải cuộc thi viết “Người thầy thuốc trong tôi”. Ảnh: Kim Sơn
Nhà thơ Phạm Đức Long chia sẻ: “Mới đầu, tôi cùng chỉ nghĩ là tham gia viết cho vui như một cách cổ động những y-bác sĩ mà mình thân thiết. Khi biết tác phẩm của mình đạt giải, tôi rất bất ngờ vì hầu hết các tác phẩm đạt giải đều kể về câu chuyện của những y-bác sĩ trong cuộc chiến chống Covid-19. Duy chỉ có tác phẩm của tôi là kể về hoàn cảnh của người nữ y tá trong thời chiến. Có lẽ chất liệu chính của tác phẩm chính là chuyện đời đầy éo le của một người mẹ, người y tá và chiến sĩ trong thời chiến đã khiến nhiều người rung động chăng?”.
Không chỉ được nhiều người biết đến với bài thơ “Khoảng trời lá thông” mà Phạm Đức Long còn viết truyện, viết báo. Với hơn 11 đầu sách, nhưng nghề chính của ông lại là một kỹ sư nông nghiệp. Giờ đây, khi đã nghỉ hưu, nhà thơ Phạm Đức Long vẫn tự chọn cách cân bằng chính mình là thỏa mãn đam mê vườn tược cũng như viết lách.
KIM SƠN

Có thể bạn quan tâm

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null