Nguy cơ mất an toàn giao thông tại chợ Hà Tam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chợ Hà Tam (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) được bố trí cạnh quốc lộ 19 nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Tuy vậy, việc di dời chợ chưa thể thực hiện do thiếu kinh phí.
Chợ Hà Tam được xây dựng năm 2000 tại thôn 2 (xã Hà Tam) với diện tích hơn 1,7 ha, trong đó, khu nhà chính và các ki ốt đều làm bằng khung gỗ, mái lợp ngói hoặc tôn. Đến nay, chợ đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều vị trí nền chợ bị sạt lở, mái che hư hỏng. Đáng chú ý, chợ nằm ngay bên cạnh khúc cua quốc lộ 19 nên dễ dẫn đến tai nạn giao thông.
Bà Nguyễn Thị Thanh Vân buôn bán tại chợ Hà Tam đã hơn 10 năm nay. Bà cho biết: “Không những nằm ở vị trí không đảm bảo an toàn giao thông, chợ Hà Tam còn có nhiều hạng mục bị xuống cấp nghiêm trọng. Vì vậy, tôi mong các cấp, các ngành quan tâm sửa chữa hoặc xây dựng chợ tại vị trí xa quốc lộ để tạo thuận lợi cho người dân khi tới mua bán hàng hóa”.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Bình (thôn 2) cho hay: Chợ Hà Tam hoạt động từ 6 giờ sáng tới 13 giờ hàng ngày. Vào dịp giáp Tết Nguyên đán, người dân thường để xe bên lề đường gây cản trở giao thông trên quốc lộ 19. “Tôi mong các cấp, các ngành hỗ trợ kinh phí để di dời chợ vào sâu bên trong nhằm đảm bảo an toàn giao thông”-bà Bình bày tỏ. Còn bà Nguyễn Thị Kim Tiến (thôn 5) thì kiến nghị: Ban Quản lý chợ cần nghiêm cấm người dân buôn bán trên lề đường hoặc trước cổng chợ; đặc biệt là hạn chế tình trạng người dân tại các nơi khác về đây buôn bán ngay lề đường để đảm bảo an toàn giao thông cũng như phòng-chống dịch Covid-19.
Chợ Hà Tam có diện tích nhỏ hẹp nên người dân phải để xe bên lề quốc lộ 19. Ảnh: Nhật Hào
Chợ Hà Tam có diện tích nhỏ hẹp nên người dân phải để xe bên lề quốc lộ 19. Ảnh: Nhật Hào
Về vấn đề này, ông Nguyễn Công Thư-Chủ tịch UBND xã Hà Tam-thông tin: Chợ Hà Tam nằm ngay đoạn khúc cua của quốc lộ 19, lại có diện tích nhỏ nên phải sử dụng lề đường để đậu đỗ xe dẫn tới nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao. Do đó, UBND xã thường xuyên chỉ đạo lực lượng Công an và Ban Quản lý chợ hướng dẫn người dân đậu đỗ xe đúng nơi quy định, không lấn chiếm lòng lề đường và trước cổng chợ để buôn bán. Xã đã quy hoạch khu chợ mới bên cạnh đường đi vào đồi thông Hà Tam với diện tích 2 ha. Tuy nhiên, kinh phí xây dựng chợ lên đến 5 tỷ đồng. Do đó, xã mong các cấp, các ngành quan tâm để sớm có phương án di dời chợ nhằm tạo điều kiện trao đổi hàng hóa thuận tiện cũng như đảm bảo an toàn giao thông.
Trao đổi với P.V, ông Tần Văn Anh-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Đak Pơ-cho biết: Toàn huyện có 8 xã, thị trấn nhưng chỉ có 4 chợ. Năm 2005, huyện đã di dời 2 chợ ra xa quốc lộ 19 để đảm bảo an toàn giao thông gồm chợ trung tâm huyện và chợ Chí Công. Di dời chợ Hà Tam là vấn đề bức thiết hiện nay. Huyện mong tỉnh hỗ trợ kinh phí để di dời chợ nhằm đảm bảo hoạt động thương mại cũng như đảm bảo an toàn giao thông.
NHẬT HÀO

Có thể bạn quan tâm

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

(GLO)- Giữa lòng phố núi Pleiku, Drim House nổi bật như một điểm nhấn kiến trúc mang đậm dấu ấn vùng quê Bắc Bộ. Không chỉ là không gian sống, Drim House còn là “hơi thở” Bắc Bộ hòa quyện cùng bản sắc Tây Nguyên, tạo nên một tổ ấm vừa quen thuộc vừa mới mẻ cho 3 thế hệ trong gia đình.

Nhập tỉnh

Nhập tỉnh

Nhìn vào lịch sử nước Việt dày đặc những cuộc di dân, dời đô, đổi quốc hiệu cho tới tách/nhập các đạo, lộ, phủ, châu, tổng, trấn, cho tới hương xã, thôn ốc... Phù hợp với đòi hỏi lịch sử của mỗi thời kỳ, đầy hợp lý và uyển chuyển, để có được một đất nước toàn vẹn như ngày nay.

Khu vực đường Trần Hưng Đạo-đường Nguyễn Văn Trỗi-đường Nguyễn Thái Học-đường Hùng Vương vừa được điều chỉnh thành khu vực có tính chất là đất cơ quan và đất công cộng-dịch vụ đô thị. Ảnh: Hà Duy

Pleiku: Chú trọng chất lượng quy hoạch phân khu

(GLO)- Quy hoạch phân khu là sự phân chia các khu vực trong đô thị một cách khoa học giúp tối ưu hóa việc sử dụng không gian và tài nguyên. Vì vậy, TP. Pleiku rất chú trọng đến công tác này nhằm xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa.

Đà Lạt sẽ là đô thị xanh

Đà Lạt sẽ là đô thị xanh

Hơn một thế kỷ qua, thành phố Đà Lạt vẫn giữ được ít nhiều những nét độc đáo riêng có của mình là đô thị có một hệ thống di sản kiến trúc quý giá từng được quy hoạch và xây dựng như một bản “tổng phổ” cân bằng và hài hòa với tự nhiên.