Người trăn trở chuyện giữ hồn dân tộc cho lớp trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một tiến sĩ sử học hơn 80 tuổi vẫn trăn trở việc giữ hồn dân tộc và nuôi dưỡng tâm hồn cho lớp trẻ. Ấp ủ dự án đem dân ca, hát thơ vào trường học, ông bỏ tiền túi thuê nghệ sĩ nổi tiếng hát, đi đến nhiều trường học thuyết phục.

Một buổi sinh hoạt hát ca trù, hát thơ của Nhóm ca trù hát thơ Lạc Việt
Một buổi sinh hoạt hát ca trù, hát thơ của Nhóm ca trù hát thơ Lạc Việt


Học trò thích lắm. Điều đó khiến tôi phấn khởi, muốn làm dự án cùng đem dân ca, hát thơ vào trường học.

TS NGUYỄN NHÃ


Nhiều năm nay, ngôi nhà yên tĩnh rợp bóng mát ở quận Phú Nhuận (TP.HCM) của tiến sĩ Hãn Nguyên Nguyễn Nhã là "trụ sở" của Nhóm ca trù hát thơ Lạc Việt do ông sáng lập. Đó là nơi thường xuyên lui tới của rất nhiều học trò, những người yêu thích dân ca.

Vị tiến sĩ sử học này rất tâm huyết với việc nuôi dưỡng tâm hồn của thế hệ trẻ tương lai của đất nước. "Cái gì cũng có quá khứ. Con người mà chỉ biết có hiện đại, quên đi quá khứ sẽ không thể hoàn thiện" - tiến sĩ Nguyễn Nhã nói.

Người đưa hát thơ vào trường học

Bắt đầu từ năm 1992, ông đã nghĩ đến việc quay lại cuộc trò chuyện, trao đổi với các nhà văn hóa nổi tiếng, những nghệ nhân gạo cội của âm nhạc dân gian Việt.

Cuộc phỏng vấn đầu tiên được ông quay lại và làm thành đĩa DVD là chuyến thăm gia đình cụ Đối, ông Dương về việc phục hồi hát quan họ làng Lim ở Bắc Ninh. Ông bỏ tiền túi đưa đoàn làm phim đến làng Lim, đến Thị Cầu, gặp nhiều người, đến nhiều địa điểm để phỏng vấn.

Giải thích lý do quay phim và làm thành đĩa DVD, ông Nguyễn Nhã cho hay: "Cơ hội để gặp, trò chuyện và nghe họ trải lòng không dễ. Không ai biết được ngày mai họ còn hay không. Nếu những lớp trẻ sau này lớn lên không được gặp trực tiếp, không được nghe họ chia sẻ sẽ là thiệt thòi rất lớn. Tôi coi những cuộc phỏng vấn đó là những tư liệu quý".

Không ai thuê làm. Không ai trả lương. Ông Nhã âm thầm bỏ tiền túi cho những chuyến đi và thuê người quay phim. Ông đã làm DVD về Văn Cao, Trần Văn Khê, Phùng Quán, Phạm Duy... Ngoài những DVD về các nhà văn hóa nổi tiếng, những nghệ nhân dân gian xuất sắc, ông còn có nhiều ấp ủ khác.

Sau này khi ông là chủ nhiệm CLB ca trù, thấy thể loại này kén người nghe, ông đưa hát thơ vào. "Không ngờ, nhiều người thích lắm.

Tôi mới nghĩ muốn gieo mầm yêu văn hóa, yêu âm nhạc Việt thì phải bắt đầu từ những đứa trẻ. Nếu một đứa trẻ thích dân ca thì nó sẽ thấy yêu dân tộc nó và lớn lên với tình yêu đó.

Chỉ cần tình yêu đó thôi là đã giữ được hồn dân tộc rồi. Không sợ mất. Nó chỉ yêu rock, yêu rap mà quên đi âm nhạc truyền thống của ông bà bao đời thì giữ hồn dân tộc kiểu gì" - ông nói.

Nhưng làm thế nào để bạn trẻ chịu nghe, thích nghe và yêu âm nhạc truyền thống dân tộc? Ông nghĩ ra chuyện: thay vì tụi nhỏ học thơ trong sách giáo khoa theo kiểu đọc truyền thống, tại sao thơ không được hát, hát theo lối dân ca Việt Nam?

Có như vậy, âm nhạc dân tộc mới có cơ hội "sống" và lớn lên trong tâm hồn lớp trẻ. Từ đó, bọn trẻ yêu hơn, tự hào hơn về văn hóa, âm nhạc đất nước mình.

Muốn giữ hồn dân tộc thì học sinh, sinh viên phải biết dân ca. Ông đến trường cấp II, cấp III, lấy một số bài thơ các em đang học ra hát theo kiểu dân ca. Cả những bài thơ lục bát cũng được hát theo kiểu dân ca ba miền.

Bỏ tiền túi mời nghệ sĩ hát thơ

Ông Nhã đến các trường giới thiệu về việc hát thơ vào trong tiết học. Nhưng đáp lại sự chờ đợi và hi vọng của ông, các trường từ chối.

Ông không nản, bỏ tiền túi ra thuê nghệ sĩ nổi tiếng hát (NSƯT Hồng Vân).

"Tôi mời cô Hồng Vân đến tập hát thơ rồi thu hết đĩa này đến đĩa kia. Tôi không nhớ đã lấy bao nhiêu tiền để làm hát thơ. Đâu phải dễ gì người nổi tiếng chịu hát theo kiểu sáng tạo mà mình nghĩ ra.

Tôi âm thầm làm từ năm 2002, đến giờ 18 năm vẫn theo đuổi việc đưa hát thơ vào trường học" - ông cho hay. Ông làm rất nhiều đĩa dạy học thơ bằng cách... hát dân ca ba miền do nghệ sĩ Hồng Vân hát, hướng dẫn. Các bài thơ do ông lựa chọn.

Ông lại kiên trì đến từng trường giới thiệu về hát thơ. Sau những nỗ lực, sự kiên trì của ông, có một vài trường học đã bị thuyết phục. Trường Ngô Sĩ Liên còn thành lập được một nhóm hát thơ, từng đi biểu diễn.

Rồi Trường Trần Hữu Trang cũng chịu giới thiệu hát thơ cho học sinh lớp 12, lớp 10 nghe, ghi nhận ý kiến của các em. Ông cho biết: "Có nơi như hai cơ sở của Trường Đức Trí mời tôi và cô Hồng Vân đến hát thơ. Tôi còn đi cả Tây Ninh, đến Trường Hoàng Lê Kha giới thiệu".

Năm 2002, ông Nhã thành lập Nhóm ca trù hát thơ Lạc Việt. Nhà ông trở thành "trụ sở" của nhóm. Ông mời học trò đến nhà hát thơ. Ông tự tay đánh trống cho mọi người tập hát ca trù. Cứ buổi chiều chủ nhật, học trò rủ nhau đến đây cùng tập hát thơ, hát ca trù.

Chủ nhật cuối tháng đi biểu diễn. Ông còn lập ra nhóm "Thương ca văn hóa" và Quỹ Văn hóa giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã với tâm nguyện đem dân ca, hát thơ vào trường học.

Ông Nhã nghỉ hưu từ năm 2000. Tuổi đã cao, ông vẫn rong ruổi các tỉnh thành nghiên cứu về văn hóa.

Và vẫn đau đáu với dự án đưa hát thơ, dân ca vào trường học. Vị tiến sĩ sử học mái tóc bạc trắng hơn 80 tuổi tỉ mẩn làm từng DVD các nghệ sĩ hát thơ, hát những bài thơ trong sách giáo khoa lớp 1.

"Hát thơ lớp 1 đã làm rồi, in ra mấy chục đĩa nhưng hư không chạy được - ông cho hay - Tôi đang đánh máy vi tính tất cả bài thơ lớp 5 đang học rồi thuê cô Hồng Vân hát thử theo dân ca ba miền để làm mẫu".

"Đây là việc hết sức quan trọng. Tôi nhất định làm. Khi đưa dân ca vào trường học dễ dàng hơn, mấy đứa nhỏ thích, yêu và thấm vào máu sẽ trở thành điều tự nhiên như hơi thở. Khi đó, tinh thần dân tộc của thế hệ học trò sau này sẽ khác" - ông Nhã hào hứng nói với niềm hi vọng.

 

Theo MY LĂNG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.