Người thợ thủ công cuối cùng trên phố Lò Rèn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Lò Rèn có lẽ chỉ còn là tên gọi của phố nếu không có người thợ rèn cuối cùng, vẫn bền bỉ, miệt mài mong giữ lại chút lửa trên phố cổ Hà Nội.

 Ảnh: Khánh Hòa
Ảnh: Khánh Hòa



Người thợ rèn cuối cùng đó là ông Nguyễn Phương Hùng (trong ảnh), 60 tuổi. Hằng ngày, bên góc phố, trong không gian nhỏ chỉ vài ba mét vuông, ông Hùng lấm lem bụi than cùng lò bễ, đe búa. Ông bảo, cái nghề trông nóng nực, bức bối, lấm lem vậy thôi, nhưng luôn tạo cho ông sự say mê, sảng khoái. Công việc là niềm vui, hiếm khi ông thấy buồn, thấy chán.

Ông Hùng kể, ngày xưa, thời hoàng kim của phố Lò Rèn, quanh năm suốt tháng đỏ lửa cùng rổn rảng tiếng búa, tiếng đe. Thế rồi, lâu dần, theo dòng chảy của cuộc sống hiện đại, nghề rèn thủ công dần lép vế trước máy móc, công nghệ hiện đại, vốn cho ra sản phẩm nhanh hơn dù chất lượng không tốt bằng. Sau này, có gia đình đầu tư hẳn máy khoan cắt nhôm kính, máy làm i-nốc… Con phố vơi dần những lò rèn thủ công. Hiện tại, lò rèn của ông Hùng là lò rèn duy nhất còn hoạt động, bền bỉ giữ chút lửa cho phố cũ.

Sinh ra trong gia đình làm nghề rèn đến ba đời, nhưng bản thân ông Hùng không muốn nối nghiệp tổ tiên. Hết phổ thông, ông học cơ khí rồi làm ở một xưởng sửa chữa ô-tô. Năm ông Hùng 36 tuổi, trước khi ra đi, bố ông bày tỏ nguyện vọng muốn ông giữ gìn nghề truyền thống cho phố Lò Rèn. Từ đó, ông Hùng quyết định tiếp quản lò rèn gia đình, hoàn thành tâm nguyện của bố. Thấm thoắt cũng hơn 20 năm gắn bó với nghề, ông đã tạo được "thương hiệu" riêng cho mình. Sản phẩm của ông được rất nhiều người biết đến. Ông Hùng bảo, có lẽ, ngoài kỹ thuật căn bản, ông còn có trong mình "dòng máu" của một thợ rèn chính hiệu cho nên chẳng mất nhiều thời gian để học nghề và thạo nghề. Nhiều người nghĩ, nghề rèn vốn chỉ đòi hỏi sức khỏe, tinh thần thép, nhưng chưa hẳn. Người thợ phải có sự khéo léo, tỉ mỉ để từng động tác phải thật sự thanh thoát và có độ chính xác cao. Chưa kể, phải tùy vào thời tiết, "căn" nhiệt độ để xác định thời gian tôi trong bễ là bao lâu để ra sản phẩm đạt chất lượng nhất. Những điều đó không thể học được trong ngày một, ngày hai.

Lò rèn của ông Hùng khách ra vào vẫn tấp nập. Phần lớn trong số họ là những người lớn tuổi. Một khách hàng của ông chia sẻ với tôi: "Chẳng có máy móc nào có thể thay thế được bàn tay con người, nhất là với những công việc cần đến sự khéo léo, tỉ mỉ như nghề rèn. Cũng vì thế, hơn mười năm nay, khi cần mua sắm hay sửa đồ sắt gia dụng như mũi khoan, kéo, đinh… tôi luôn tìm đến xưởng rèn của ông Hùng. Bây giờ còn có lò rèn của ông Hùng, nhưng ít năm nữa, khi muốn sửa đồ sắt, tôi chẳng biết tìm đến ai. Ðây là lò rèn cuối cùng rồi, mà chẳng hề thấy ông Hùng truyền nghề cho ai cả, kể cũng thật tiếc".

Cùng chung tâm trạng như vậy, ông Hùng cho biết, điều ông tự hào nhất là trong thời kỳ máy móc phát triển, mà khách hàng ở nhiều địa phương xa xôi vẫn tìm đến ông khi muốn làm dao, liềm, đinh, ốc, mũi khoan,… Tuy nhiên, ông luôn trăn trở, băn khoăn bởi cũng đã 60 tuổi, chắc chắn ông không theo nghề lâu nữa. Ðến lúc ông dừng búa, buông đe, không biết truyền nghề cho ai. Ông tâm sự: "Chắc chẳng ai muốn làm cái nghề quanh năm chỉ lấm lem bụi than, thu nhập thì ở mức đủ sống này. Cũng đã có vài người muốn học nghề, nhưng được dăm bữa nửa tháng họ lại bỏ vì không chịu được sự vất vả, khắc nghiệt. Có lẽ, tôi sẽ là người thợ rèn thủ công cuối cùng trên phố Lò Rèn. Nghề rèn thủ công ở đây chắc đã đi hết sứ mệnh của nó".

https://nhandan.com.vn/vanhoa/chan-dung/item/43286502-nguoi-tho-thu-cong-cuoi-cung-tren-pho-lo-ren.html

Theo Lan Anh (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.