Người thầy là chủ thể, dạy và học suốt đời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 18.11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.

Phát biểu tại cuộc gặp, Tổng Bí thư cho rằng một trong 4 việc cần làm ngay với ngành GD-ĐT là bảo đảm ngân sách chi cho giáo dục tối thiểu 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước, theo đúng nghị quyết mà Đảng đã đề ra.

Tổng Bí thư cũng chỉ rõ, phương pháp giáo dục hiện nay chưa phát huy được sự tích cực, sáng tạo của người học, chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng và phẩm chất cho người học; hiệu quả đầu tư giáo dục chưa tương xứng với chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu.

Trước đó, thảo luận về dự thảo luật Nhà giáo tại Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu những ý kiến xác đáng về những điều phải có trong luật và những điều cần phải thêm vào luật: "Phải làm sao để các thầy, cô giáo đón nhận luật này thấy thực sự phấn khởi, thực sự là tôn vinh, thực sự là tạo điều kiện thuận lợi cho người thầy. Đừng để luật ra các thầy cô lại thấy khó khăn hơn hay lại nói quy định thế này sao làm được".

Ai cũng biết, làm luật ở Việt Nam thật sự không dễ, nhưng không dễ cũng phải làm, và làm cho tốt nhất, đúng nhất với tinh thần của luật.

Từ ngày xưa, chưa có luật giáo dục nhưng cha ông ta đã có một câu ngắn gọn: "Tôn sư trọng đạo". Nghĩa là phải tôn quý thầy, và phải tôn trọng đạo. Đạo ở đây là đạo giáo dục, gồm cả đạo thầy, đạo trò và đạo phụ huynh. Giáo dục nhân bản phải gồm đủ cả 3 thành phần ấy.

Vì thế, ai cũng phấn khởi vì thầy cô giáo đã được và sẽ được tạo điều kiện về lương bổng, chỗ ở, chế độ khi lên miền núi dạy học. Không thể để thầy cô giáo phải khổ sở vì thiếu thốn nhiều bề, cái này trong luật Nhà giáo phải rõ rành, minh bạch. Đồng thời, phải nêu rõ trách nhiệm của thầy cô giáo, nói ở mức cao như Tổng Bí thư nói, mỗi người thầy phải là một nhà khoa học. Muốn vậy, phải học suốt đời, và càng ở tuổi cao càng tích lũy được nhiều kiến thức và trải nghiệm, chứ không phải tới tuổi hưu là hết, không được dạy nữa.

Còn làm sao để "thầy ra thầy, trò ra trò", trong quan hệ thầy trò thể hiện được tính ưu việt của giáo dục, thì thầy cô giáo phải nêu gương từ trong lớp học tới ngoài đời sống. Làm sao để học sinh không thể quên được những thầy cô giáo đã dạy mình, từ những lớp tiểu học trở lên. Lòng biết ơn khởi lên từ sự không quên đó.

Chúng ta đã từng nêu lên rằng học sinh là chủ thể, người thầy là người truyền đạt kiến thức. Hiểu như thế là không đúng. Người thầy phải là chủ thể trong giáo dục, không thể khác. Học sinh là đồng kiến tạo với chủ thể người thầy. Và như thế, quan hệ thầy - trò sẽ vừa kính trọng vừa thân mật. Thầy giúp trò, và trò có thể thảo luận trao đổi với thầy một cách dân chủ trong lễ phép.

Còn việc học tập suốt đời thì không chỉ học sinh mà thầy cô giáo cũng phải học, nói như Lênin là "Học, học nữa, học mãi".

Luật Nhà giáo, nghĩ cho cùng, là một trong những luật khó làm nhất, nhưng phải làm cho tốt nhất, đầy đủ nhất, đúng và cập nhật nhất.

Theo Thanh Thảo (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.