Người nặng lòng với văn hóa dân gian

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phùng Sơn là một cán bộ Đoàn của tỉnh Kon Tum và từng được Trung ương Đoàn bầu chọn là gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 1996. Ngoài ra, anh còn là một người nghiên cứu văn hóa dân gian miệt mài, cần mẫn với công việc sưu tầm, nghiên cứu những giá trị văn hóa dân gian của tỉnh bằng niềm đam mê mãnh liệt.
 

 Phùng Sơn (trái) cùng GS.TS Tô Ngọc Thanh. Ảnh: L.S
Phùng Sơn (trái) cùng GS.TS Tô Ngọc Thanh. Ảnh: L.S

Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế năm 1984, là người con của xứ Huế thơ mộng nhưng anh lại tình nguyện lên Tây Nguyên. Với chuyên môn được đào tạo ở trường, anh được phân công làm công tác thiết kế mỹ thuật cho Đoàn Nghệ thuật Đam San của tỉnh Gia Lai-Kon Tum khi đó. Ở vùng  đất mới, con người mới, vốn liếng hiểu biết về văn nghệ dân gian còn mơ hồ buộc anh phải phấn đấu hòa nhập để hoàn thành nhiệm vụ.

Trong một dịp, Phùng Sơn được Sở Văn hóa Gia Lai-Kon Tum cử đi tháp tùng đoàn nghiên cứu của Viện Văn hóa Dân gian lên công tác tại vùng Đak Glei. GS.TS Tô Ngọc Thanh khi đó là Trưởng đoàn nghiên cứu nhận thấy sự sáng tạo, năng nổ trong công việc của Phùng Sơn nên đã tin tưởng giao việc cho anh. Ngay buổi đầu, ông đưa cho anh một đống đồ thổ cẩm, bảo phải vẽ và ghi chép lại hết trong đêm vì ngày mai đoàn sẽ di chuyển địa điểm. Đêm đó, Phùng Sơn thức bên đèn dầu, làm một mạch đến sáng thì công việc hoàn tất. Tiếp nhận thành quả của Phùng Sơn, GS.TS Tô Ngọc Thanh khen: “Cậu rất chịu khó và có khả năng nghiên cứu”.

 

Mới đây, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam đã xuất bản cuốn sách: “Mỹ thuật dân gian và truyền thuyết, truyện cổ của đồng bào các dân tộc thiểu số Kon Tum” của tác giả Phùng Sơn. Cuốn sách là sự ghi nhận cho quá trình lao động không ngừng nghỉ, hăng say miệt mài của anh trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa dân gian; định hướng cho bất cứ ai muốn có ý niệm khởi đầu về các tộc Thượng (di bút cụ Từ Chi).

Sau chuyến công tác trên, Phùng Sơn thu xếp công việc để có thời gian nghiên cứu về văn hóa của người dân vùng cao. Anh đã lặn lội khắp các vùng sơn cước của Gia Lai-Kon Tum để tìm hiểu những phong tục tập quán, sinh hoạt của người dân tộc thiểu số. Để làm được như vậy, Phùng Sơn đã dành thời gian đáng kể để “ba cùng” với họ trong mỗi chuyến đi. Anh vào sâu trong rừng thẳm, đến xã Mô Rai (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum ngày nay) để sống với tộc người Rơ Mâm khi đó chỉ còn trên dưới 30 hộ nhằm tìm hiểu những nét kiến trúc đặc trưng về nhà ở của họ giữa thiên nhiên hoang dã. Lần khác, anh đi bộ băng rừng đến vùng sát biên giới Việt-Lào, tới xã Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) để nghe người Bờ Râu kể về tập tục đeo vòng cổ chân và đeo bông tai được làm từ ngà voi. Không ít lần, Phùng Sơn lặn lội đến với đồng bào các dân tộc Bahnar, Giẻ Triêng, Jrai… để tham dự lễ bỏ mả, lễ mừng lúa mới. Những chuyến đi ấy đối với anh có cả nỗi vất vả lẫn sự ngọt ngào, như là chuyện “ngậm ngải tìm trầm”. Nhiều khi, phải rất vất vả mới đến được nơi nhưng Phùng Sơn lại không được vào làng vì đã vi phạm những tập tục mà anh không hề hay biết. Hoặc có lần Phùng Sơn suýt mất mạng vì bị tưởng là “ma lai”. Nhưng qua những lần “ngậm ngải” đó, anh đã có được vài chục trang viết tay, hàng trăm hình vẽ minh họa về trang phục, phương tiện sản xuất, dụng cụ âm nhạc và mô típ nhà ở của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đánh giá về những tư liệu này, nhà dân tộc học Từ Chi nhận xét: “Tôi đã thu nhận được nhiều điều sau khi xem bản thảo của họa sĩ Phùng Sơn”.

Năm 1991, sau khi tách tỉnh Gia Lai-Kon Tum, Phùng Sơn về công tác tại Tỉnh Đoàn Kon Tum nhưng vẫn dành thời gian nghiên cứu văn hóa dân gian. Năm 1994, anh bảo vệ thành công đề tài “Mỹ thuật dân gian các dân tộc tỉnh Kon Tum”, công trình sau đó được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng huy chương và bằng lao động sáng tạo. Năm 1996, Phùng Sơn được Trung ương Đoàn tôn vinh là một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của năm, rồi được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích sưu tầm văn hóa dân tộc.

Có thể nói, công việc sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian là nghề tay trái của anh nhưng cũng là sự nghiệp chính, đem lại những thành tựu và cuốn hút cả cuộc đời anh. Với công việc sưu tầm, nghiên cứu, anh luôn tâm niệm: đó là công việc khó, cần nhiều thời gian, sự tâm huyết nhưng vô cùng ý nghĩa. Chính vì vậy, anh luôn tranh thủ mọi thời gian tổ chức những chuyến đi điền dã, sưu tầm. Điểm đáng chú ý là nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm mỹ thuật dân gian của anh được viết, vẽ hoàn toàn bằng tay một cách nắn nót, các nội dung được chia thành từng chương, mục rõ ràng và trình bày một cách rất khoa học, có chú giải kèm theo.

Họa sĩ Phùng Sơn còn sưu tầm, ghi chép các câu chuyện cổ. Và những lần đi thực tế về, anh lại cặm cụi chỉnh sửa, bổ sung những tư liệu mình thu thập được. Thỉnh thoảng, bạn bè lại thấy anh vui vẻ khoe tập bản thảo mới được đánh máy và in sạch sẽ. Tư liệu về truyện cổ, truyền thuyết của các dân tộc Bahnar, Rơ Mâm, Xơ Đăng, Jrai, Xtiêng… có nguy cơ mai một nay được Phùng Sơn lưu lại cẩn thận. Đó là các chuyện như: Đàn trưng, Chàng nghèo, Bộ tro thần sét, Chàng Ề, Đăm Hin, Ba anh em mồ côi, Dòng sông Đak Bla, Truyền thuyết Chư Mom Ray… Những câu chuyện này thường gắn với tập tục, thói quen của làng, hoặc lý giải về sự ra đời của các địa danh, những loài vật hiện diện trong đời sống hàng ngày của từng dân tộc. Đó là truyền thuyết về ngọn núi Chư Mom Ray và tình nghĩa chị em Blai và Kpa Lang; là sự tích về loài cọp và loài chim Chơ Vơ; là câu chuyện về dòng sông Đak Bla chảy ngược cùng sự ra đời của hai làng Kon Tum Kơ Păng và Kon Tum Kơ Nâm (thị xã Kon Tum)…Và những câu chuyện cổ sưu tầm của anh được dịch bằng hai thứ tiếng: tiếng Kinh và tiếng của người dân tộc thiểu số Kon Tum; được Phùng Sơn in thành cuốn “Truyền thuyết truyện cổ các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum”. Năm 2012, tác phẩm này được Hội đồng thẩm định tác phẩm (Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam) chọn xuất bản theo Chương trình công bố tài sản văn hóa các dân tộc do Chính phủ tài trợ.

Phùng Sơn hiện không còn trẻ, anh vừa nhận được thông báo nghỉ hưu vào đầu năm 2017. Nhưng là người giàu tâm huyết với những giá trị văn hóa dân gian của tỉnh Kon Tum, khi có thời gian, anh vẫn sẽ thực hiện nhiều chuyến đi điền dã để tìm hiểu, sưu tầm những giá trị văn hóa dân gian. Anh tâm sự: Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ít nhiều những giá trị về văn hóa dân gian của dân tộc đã bị mai một và lãng quên nên tôi rất mong muốn góp phần nhỏ bé để gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc của quê hương Kon Tum. Đó cũng chính là niềm đam mê mãnh liệt của tôi.

Lê Sang

Có thể bạn quan tâm

Đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok, huyện Ia Pa

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đường Trường Sơn Đông xuống cấp

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về tình trạng sạt lở bờ suối ăn sâu vào khu vực tường bao xung quanh Trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã la Nan, huyện Đức Cơ); đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok (huyện Ia Pa) xuống cấp;...

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.