Người lao động loay hoay tìm việc làm sau Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều người lao động bị nghỉ việc trước và sau Tết Nguyên đán 2023, rơi vào cảnh thất nghiệp. Họ chấp nhận làm mọi công việc có thể, miễn là có tiền.
Lao động tìm việc đầu năm tại Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội). Ảnh: Hạnh Hương

Lao động tìm việc đầu năm tại Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội). Ảnh: Hạnh Hương

Thất nghiệp sau 10 năm làm kế toán

10 năm làm nhân viên kế toán kho tại một công ty chuyển phát nhanh, chị Lê Thị Hồng Na (SN 1981, quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội) bị chấm dứt hợp đồng lao động vào tháng 11.2022. Được biết, chị Na là một trong khoảng 3.000 nhân viên phải nghỉ việc vì công ty này thực hiện tinh giản biên chế.

Chị Na được công ty hỗ trợ thanh lý hợp đồng 2 tháng lương cơ bản. Số tiền này cũng chỉ đủ để chị xoay xở trong những ngày tháng thất nghiệp.

Sau Tết Nguyên đán 2023, chị đến Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội hoàn thành thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp và tìm kiếm việc làm mới.

Trước đó, với vị trí kế toán kho, chị nhận mức lương cơ bản 8 triệu đồng/tháng, cùng với các loại thưởng, thu nhập trung bình của chị cũng khoảng 15-17 triệu đồng/tháng.

Khoảng thời gian không có việc làm, chị Na không khỏi lo lắng với đủ các chi phí sinh hoạt trong gia đình.

“Tôi hy vọng tìm được công việc mức lương 8 triệu đồng/tháng, được trả lương đúng hạn, đầy đủ và được đóng bảo hiểm xã hội. Đến tuổi này cũng chỉ mong mức lương ổn định để có thu nhập lo cho các con, không đòi hỏi hơn được”-chị Na tâm sự.

Tuy tìm kiếm công việc trên mạng xã hội và các phiên giao dịch việc làm, chị Na vẫn chưa có được công việc phù hợp. Chị dự tính, nếu không thể tìm công việc như ý, chị sẽ chấp nhận làm các công việc khác, kể cả những việc lao động chân, tay.

“Nếu không tìm được công việc kế toán thì tôi sẽ tìm kiếm các công việc khác và cố gắng đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà tuyển dụng. Trước khi làm công ty chuyển phát nhanh tôi đã có 10 năm làm việc trong ngành công trình thủy. Vì vậy, tôi có thể thích ứng các công việc khác nhau” - chị Na cho hay.

“Tìm việc gì cũng được, miễn là có tiền”

Ghi nhận tại Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) những ngày đầu năm, ở khu vực dán thông báo tuyển dụng thu hút nhiều người lao động đến tìm việc làm. Hầu hết họ đều mong muốn tìm công việc có mức lương khoảng từ 8-10 triệu đồng, được tăng ca thường xuyên.

Chị Trần Thị Hồng Lan (SN 1977, Hoài Đức, Hà Nội) đi xe máy từ nhà đến khu công nghiệp này tìm việc làm.

Chị đã thử tìm kiếm công việc trên mạng xã hội và các trang tuyển dụng. Tuy nhiên, hầu hết các công việc đều không phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của chị

“Các công ty có thông báo tuyển dụng hầu hết đều tìm kiếm nhân lực trẻ trong khi tôi đã có tuổi”-chị Lan nói.

Theo chị Lan, nếu chị không tìm kiếm một công việc khác để có thu nhập, chị sẽ không thể lo cho 2 con nhỏ đang tuổi ăn, học. Chính vì vậy, kể cả là các công việc tạp vụ như: Dọn dẹp nhà cửa, rửa bát thuê... chị Lan cũng chấp nhận làm.

Thống kê mới nhất của Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội, có 38 doanh nghiệp đăng ký tại hệ thống 15 điểm sàn với 1.139 chỉ tiêu tuyển dụng. Các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông với số lượng nhiều nhất 650 chỉ tiêu; tiếp đến là lao động trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật 259 chỉ tiêu và 230 chỉ tiêu trình độ đại học, cao đẳng trở lên.

Có thể bạn quan tâm

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

(GLO)- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai (Sở Nội vụ) thông tin, ngày 6-5 tại Sàn giao dịch việc làm (20 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) sẽ tổ chức Hội chợ việc làm hỗ trợ cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh tại Nhật Bản theo chương tình IM Japan về nước .

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Nghề giặt ủi thời hiện đại

Nghề giặt ủi thời hiện đại

(GLO)- Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, hiện nay, nghề giặt ủi truyền thống không chỉ gói gọn trong việc giặt hấp đồ dùng, quần áo mà còn mở rộng dịch vụ làm sạch vật dụng, phụ kiện theo nhu cầu của khách hàng.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.