Người Ê Đê thay đổi để gìn giữ, phát triển nhà dài truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trước sự phát triển của kinh tế xã hội, nhiều nét văn hoá truyền thống đang dần mai một nhưng ở nhiều buôn, thông người Ê Đê sinh sống tại Đắk Lắk vẫn còn gìn giữ, bảo tồn và phát triển những ngôi nhà dài - nét văn hóa đặc trưng của họ từ bao đời nay.

Ông Y Pin Bing (buôn Ako Dhong, phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ: "Nhà sàn ngày càng ít đi vì nhiều buôn làng không thể xây dựng vì không có diện tích đất và gỗ nên bà con chuyển qua làm bằng bê tông cho nhanh, gọn. Tuy nhiên, trong buôn Ako Dhong này thì vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị truyền thống của người Ê Đê và tôi đã tiếp bước những thế hệ đi trước với sự đam mê, nỗ lực đã làm được một ngôi nhà dài theo đúng kết cấu truyền thống".

Một ngôi nhà dài truyền thống của người Ê Đê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk khi nhìn từ trên cao. Ảnh: Bảo Trung

Một ngôi nhà dài truyền thống của người Ê Đê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk khi nhìn từ trên cao. Ảnh: Bảo Trung

Ngôi nhà dài truyền thống được ông Y Pin gìn giữ hơn chục năm nay. Nhà dài thường được xây dựng từ gỗ, tre, nứa, có 2 cầu thang được chạm khắc với những hình ảnh như con rùa, mặt trăng, ngôi sao.

Trong nhà trưng bày nhiều vật dụng, tranh ảnh, bộ chiêng, trống, chiếc ghế kpan đặc trưng. Nét chạm khắc trên ngôi nhà đều gắn liền với đời sống sinh hoạt, canh tác của đồng bào.

Ngày nay, người dân đã thu hẹp không gian nhà dài, nhưng vẫn giữ nguyên kết cấu truyền thống từ bao đời nay. Ảnh: Bảo Trung

Ngày nay, người dân đã thu hẹp không gian nhà dài, nhưng vẫn giữ nguyên kết cấu truyền thống từ bao đời nay. Ảnh: Bảo Trung

Hay như để vừa giữ gìn lối kiến trúc nhà dài, vừa tạo ra hiệu quả kinh tế, cải thiện thu nhập, bà H’ Yam Bkrông (TP.Buôn Ma Thuột) đang thiết kế nhà dài, xử lý lại phòng ốc để trở thành homestay phục vụ du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng.

Ngôi nhà sàn được bố trí tầng 1 là sảnh đón khách, khu ăn uống và sinh hoạt chung. Còn tầng 2 là phòng nghỉ có sức chứa khoảng 30 người và nơi đây cũng được trang trí với những tấm thổ cẩm tự tay bà dệt.

Một số người đã tân trang lại, tận dụng nhà dài để phục vụ khách du lịch. Ảnh: Bảo Trung

Một số người đã tân trang lại, tận dụng nhà dài để phục vụ khách du lịch. Ảnh: Bảo Trung

Bà H’ Yam Bkrông - cho biết: "Nhà dài được tôi làm kỹ, kiên cố, mái ngói, sơn PU nên sẽ không làm thêm căn bếp nữa. Qua đó, giúp khách khi vào trải nệm sẽ có cảm giác thông thoáng hơn, không bị vướng bếp. Nếu mà khách vào đây lưu trú thì đối với chỗ ngủ chúng tôi sẽ trải nệm bằng thổ cẩm và phục vụ ẩm thực với những món ăn truyền thống của đồng bào Ê Đê. Hoặc nếu khách có nhu cầu nghe nhạc cồng chiêng thì cũng có người sẵn sàng phục vụ.

Rất nhiều du khách khi đến Đắk Lắk thích thú khi nghỉ dưỡng trong các nhà dài truyền thống. Ảnh: Bảo Trung

Rất nhiều du khách khi đến Đắk Lắk thích thú khi nghỉ dưỡng trong các nhà dài truyền thống. Ảnh: Bảo Trung

Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk cho rằng: Vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên người dân khó có thể làm được những ngôi nhà dài hàng trăm mét như cách đây hàng chục năm về trước. Tuy nhiên, người dân tộc Ê Đê trên địa bàn đã cố gắng tận dụng những vật dụng để có thể làm nhà dài, tạo nên kiến trúc, cơ sở hạ tầng để làm du lịch, tăng thêm thu nhập.

Với người Ê Đê, nhà dài là nơi sinh sống của nhiều thế hệ trong gia đình, là nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng và tổ chức lễ hội truyền thống, là không gian văn hoá đậm chất dân tộc.

Dưới tác động của đô thị hoá, khi nhiều người đồng bào xây nhà hiện đại thì ở nhiều buôn làng, những ngôi nhà dài truyền thống vẫn trường tồn. Tuy vậy, việc gìn giữ nhà dài gặp nhiều khó khăn do vật liệu như gỗ ngày càng hiếm và giá cao, để xây dựng theo kiến trúc nhà dài cũng rất tốn kém và kỳ công.

Có thể bạn quan tâm

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.
Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

(GLO)- Trường ca Xing Chơ Niếp của dân tộc Ê Đê được sưu tầm ở vùng Krông Pa (cũng có người cho rằng đây là trường ca của người Bahnar Chăm ở Krông Pa) từ những năm 80 của thế kỷ trước, cùng thời với H’mon Đăm Noi của người Bahnar được sưu tầm ở vùng Kông Chro ngày nay.
Thương lắm, nhà Rông…

Thương lắm, nhà Rông…

Đó là một trong những ngôi nhà Rông cổ và đẹp nhất nhì xứ này còn giữ lại hầu như nguyên vẹn ét xưa cũ trên cao nguyên. Nhưng ngọn lửa đã đốt trụi những gì tinh túy nhất của làng. Ngọn lửa bốc lên cháy rực bỏng rát trong tim của mỗi người làng một nỗi đau nhưng nhức.
Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Nói đến Vu Lan chính là nói đến tinh thần báo hiếu báo ân, tinh thần cứu độ của đạo Phật. Nhưng báo hiếu, tri ân theo tinh thần Phật pháp không phải là sa đà cầu cúng, đốt vàng mã theo kiểu “trần sao âm vậy” như tục lệ dân gian.
Độc đáo lễ cúng kết nghĩa của người Jrai

Độc đáo lễ cúng kết nghĩa của người Jrai

(GLO)- Hiện nay, cộng đồng người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) vẫn giữ được nhiều nghi lễ độc đáo. Trong đó, lễ cúng kết nghĩa buôn làng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.