Người đưa bánh tráng và bún Việt ra 48 quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Tốt nghiệp đại học tại Mỹ nhưng Lê Duy Toàn lại từ bỏ cơ hội làm việc ở các tập đoàn lớn để trở về Việt Nam lập nghiệp. Chàng thanh niên 35 tuổi đã biến giấc mơ đưa hàng Việt có mặt tại 48 quốc gia trên toàn cầu thành sự thật.

Tốt nghiệp đại học tại Mỹ nhưng Lê Duy Toàn lại từ bỏ cơ hội làm việc ở các tập đoàn lớn để trở về Việt Nam lập nghiệp. Chàng thanh niên 35 tuổi đã biến giấc mơ đưa hàng Việt có mặt tại 48 quốc gia trên toàn cầu thành sự thật.

Khởi nghiệp với bánh tráng

Anh Lê Duy Toàn, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thực phẩm Duy Anh (Duy Anh Foods), chia sẻ, sinh ra ở làng nghề truyền thống vang danh - bánh tráng Phú Hòa Đông (huyện Củ Chi, TPHCM), từ nhỏ cho đến khi học hết phổ thông, anh đã chứng kiến cảnh thức khuya dậy sớm, dãi nắng, dầm mưa với nghề làm bánh tráng của gia đình mà không có bao nhiêu lợi nhuận. Năm 2006, anh sang Mỹ, theo học ngành Quản trị kinh doanh tại Đại học California State, bắt đầu hành trình ước mơ chinh phục những trường đại học danh tiếng hàng đầu thế giới.

Lê Duy Toàn với sản phẩm Bún dưa hấu tại Hội chợ triển lãm Thaifex tháng 5-2022 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: NVCC

Lê Duy Toàn với sản phẩm Bún dưa hấu tại Hội chợ triển lãm Thaifex tháng 5-2022 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: NVCC

“Trong thời gian học tập tại Mỹ, một lần đi siêu thị, tôi nhìn thấy rất nhiều bịch bánh tráng trên kệ hàng, nhưng bao bì sản phẩm gắn mác “Product of Thailand”. Tôi nghĩ, nếu so với sản phẩm bánh tráng tại quê nhà Củ Chi thì không khác là mấy, thậm chí chất lượng sản phẩm quê nhà còn có phần nhỉnh hơn. Hình ảnh này đã gợi lên trong tôi rất nhiều băn khoăn. Tại sao cùng là một loại sản phẩm nhưng với sản phẩm tại quê hương lại rất “chật vật” để tồn tại. Ngay cả tại thị trường trong nước cũng gặp vô vàn khó khăn chứ chưa tính đến việc đặt một chân tại thị trường Mỹ. Từ thực tế đó, tôi đã nung nấu ý tưởng phải đưa được sản phẩm Việt mang thương hiệu, bản sắc văn hóa Việt Nam đặt trên quầy, kệ siêu thị Mỹ và hơn nữa sẽ mở rộng trên thị trường toàn cầu”, anh Lê Duy Toàn tâm sự.

Sau khi kết thúc 4 năm du học ở Mỹ, anh Lê Duy Toàn từ bỏ giấc mơ định cư, quay về Việt Nam khởi nghiệp với nghề làm bánh tráng, làm bún truyền thống. Từ những mẻ bánh tráng đầu tiên chưa ngon phải bỏ đi, tới vấn đề năng suất thấp khi sản xuất thủ công, thẩm mỹ và chất lượng sản phẩm chưa cao, giá thành khó cạnh tranh với sản phẩm cùng loại…, Duy Anh Foods rút kinh nghiệm, cho ra những sản phẩm hoàn chỉnh. Thế nhưng, sản phẩm của công ty khi chào bán thị trường trong nước lẫn nước ngoài đều không được chấp nhận.

“Những ngày đầu khi đã tạo ra sản phẩm, tôi cùng các anh chị em trong gia đình đem gửi bán khắp các cửa hàng tạp hóa, hệ thống siêu thị. Tuy nhiên, do số lượng và doanh thu bán thấp nên chỉ trong một thời gian ngắn là hàng bị trả về. Tôi cũng đã mạnh dạn gửi hàng chào bán cho các đối tác tại Nhật Bản, Mỹ… nhưng đều nhận lại những cái lắc đầu”, anh Lê Duy Toàn chia sẻ.

Không nản lòng, anh lại tiếp tục cải tiến và hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới thiết kế bao bì… Hơn nữa, cơ hội đã gõ cửa khi TPHCM có chủ trương kết nối du lịch với tham quan trải nghiệm sản phẩm làng nghề truyền thống. Trong lần cùng đoàn du khách tham quan trải nghiệm sản phẩm làng nghề truyền thống, một doanh nhân người Nhật Bản rất ấn tượng khi dùng thử sản phẩm của Duy Anh Foods và đặt vấn đề cung ứng cho thị trường Nhật Bản.

Sáng tạo “độc và lạ” với nông sản Việt

Từ thiện chí hợp tác của vị doanh nhân người Nhật, Duy Anh Foods từng bước “mò mẫm” để chuẩn hóa hoạt động sản xuất theo tiêu chuẩn thị trường Nhật Bản. Sau nhiều tháng cải tiến, container bánh tráng đầu tiên đã được xuất khẩu đi Nhật Bản. “Nhìn những xấp bánh tráng đóng vào thùng để chuyển đi Nhật Bản, tôi đã không cầm được nước mắt vui sướng và hành trình khởi nghiệp từ đây cũng đã thông suốt hơn, bớt gian nan hơn”, anh Lê Duy Toàn nhớ lại.

Hiện tại sản phẩm của Duy Anh Foods đã xuất khẩu đến 48 quốc gia. Chia sẻ về thành công này, anh Lê Duy Toàn nói: “Mỗi ngày phát triển thêm, mỗi thị trường mình phải có một chất lượng thành phần khác nhau, đáp ứng nhu cầu khách hàng, dần dần “tiếng lành đồn xa” và theo đó dấu chân hàng Việt cũng sẽ đi được xa hơn trên thị trường toàn cầu”.

Năm 2017, nhiều nông dân Việt Nam gặp khó vì nông sản trong nước được mùa, không xuất khẩu kịp, giá nhiều mặt hàng nông sản như thanh long, dưa hấu… rớt thê thảm. Anh Lê Duy Toàn tâm tư là tại sao một nước có nông sản phong phú như Việt Nam lại phải luôn chịu cảnh “được mùa mất giá”, tại sao nông sản không được đưa vào chế biến sâu để tăng giá trị trên thị trường? Từ suy nghĩ này, đội ngũ Duy Toàn Foods đã bắt tay nghiên cứu và cho ra sản phẩm mang thương hiệu “Bún dưa hấu”.

Điều bất ngờ là ngay khi “chào sân”, sản phẩm này lập tức nhận được sự ưa chuộng nhiệt tình không chỉ của người tiêu dùng trong nước mà còn cả người tiêu dùng ở các nước trên thế giới. Tháng 5-2022, Duy Anh Foods đã vượt qua hàng ngàn doanh nghiệp trên thế giới để lọt vào tốp 14 doanh nghiệp đoạt giải thưởng “Các sản phẩm thể hiện xu hướng của thực phẩm trong tương lai” tại Hội chợ triển lãm Thaifex 2022 diễn ra tại Thái Lan. Đặc biệt hơn, Duy Anh Foods là đơn vị duy nhất của Việt Nam được trao giải sáng tạo với sản phẩm “Bún dưa hấu Mr Rice”.

Phát huy hiệu quả từ những sản phẩm bánh tráng, bún dưa hấu, Duy Anh Foods tiếp tục nghiên cứu và đưa ra thị trường sản phẩm bún ngũ cốc với nguyên liệu thuần Việt là gạo, có sự sáng tạo kết hợp với trái cây. Ngay khi giới thiệu tại thị trường Paris (Pháp) thông qua Hội chợ Sial Paris 2022 diễn ra tháng 10-2022, sản phẩm Việt với thương hiệu “Bún ngũ cốc Mr Rice” đã mang lại cho công ty giải thưởng danh giá “Sản phẩm đổi mới sáng tạo” và “Sản phẩm của xu hướng tương lai”.

Có thể bạn quan tâm

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.