Ngược nguồn du xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vắng những ngày hội làng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tết năm nay, đồng bào vùng cao tìm không gian vui xuân bằng những cuộc du ngoạn “đi về phía núi”.

 

Đồng bào vùng cao chúc nhau ngày tết bằng ly rượu tà vạc ngay không gian Cửa khẩu quốc tế Nam Giang - Đắc Tà Oọc. Ảnh: ALĂNG NGƯỚC
Đồng bào vùng cao chúc nhau ngày tết bằng ly rượu tà vạc ngay không gian Cửa khẩu quốc tế Nam Giang - Đắc Tà Oọc. Ảnh: ALĂNG NGƯỚC


Rong ruổi theo các chuyến đi, nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Cổng trời Đông Giang; Cửa khẩu quốc tế Nam Giang - Đắc Tà Oọc; Đỉnh Quế Tây Giang… được chọn dừng chân, vui tết.

Chạm cột mốc

Mưa phùn dày đặc như kéo màn sương sà xuống thấp hơn dưới chân núi La Dêê suốt nhiều ngày tết. Trên con đường độc đạo đi lên Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Nam Giang - Đắc Tà Oọc vẫn khá đông người du xuân. Họ là những bạn trẻ từ thị trấn Thạnh Mỹ và người dân ở các xã dọc tuyến biên giới Việt - Lào, muốn khám phá trải nghiệm không khí tết ở vùng biên viễn mù sương.

Lần đầu tiên được đặt chân đến cửa khẩu, cô gái trẻ Nguyễn Thị Diễm (thôn Đồng Râm, Thạnh Mỹ, Nam Giang) tỏ ra rất vui, cùng những người bạn ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ và đầy kỷ niệm nơi sương phủ mây ngàn của biên giới.

Diễm là cô gái dân tộc Tày, theo gia đình chuyển đến Nam Giang vừa tròn năm nên rất háo hức khi được khám phá điểm du xuân lý thú như cửa khẩu. Chặng đường đặt chân đến biên giới, Diễm nói cả nhóm vượt qua khá nhiều “cung đường mờ ảo” đầy sương. Vì thế, áo mưa được trang bị để chống lạnh suốt hành trình du xuân biên giới.


 

Nhóm bạn trẻ Nam Giang thích thú chụp ảnh lưu niệm tại cột mốc biên giới Việt Nam - Lào trong ngày đầu năm mới. Ảnh: ALĂNG NGƯỚC
Nhóm bạn trẻ Nam Giang thích thú chụp ảnh lưu niệm tại cột mốc biên giới Việt Nam - Lào trong ngày đầu năm mới. Ảnh: ALĂNG NGƯỚC


Chạm tay vào cột mốc, với Diễm và nhóm bạn như một kỷ niệm đáng nhớ của tuổi trẻ. Bởi năm nay dịch, nhiều điểm du xuân, đặc biệt là hội làng vùng cao đã không còn được tổ chức.

“Nghe nói nhiều về cửa khẩu, về những cột mốc chủ quyền ở biên giới Việt Nam - Lào, lần đầu tiên được đặt chân đến, mình thật sự rất xúc động. Xen lẫn niềm tự hào, những chuyến đi như thế này luôn là cơ hội giúp những người trẻ như mình hiểu nhiều hơn về chủ quyền, về tình đoàn kết tốt đẹp giữa hai quốc gia, hai dân tộc Việt - Lào anh em” - Diễm chia sẻ.

Phía biên giới mù sương, ngoài các nhóm người trẻ, khá đông đồng bào vùng cao tìm đến. Giữa tiết trời mưa phùn, những ly rượu tà vạc được trao tay uống cạn, với họ không chỉ là niềm vui ngày tết, mà còn là dịp thể hiện tinh thần đoàn kết, mong sớm vượt qua đại dịch, trở lại cuộc sống bình thường để sống dậy thanh âm của trống chiêng, của dòng người tìm vui ngày hội mừng tết…

Khám phá mây ngàn

Rong ruổi theo cung đường Hồ Chí Minh những ngày tết, thật bất ngờ, nơi này luôn có đông dòng người du xuân. Bên cạnh đồng bào địa phương các huyện lân cận là những người bạn ngoại quốc và thị dân Đà thành muốn khám phá, trải nghiệm khí hậu, vẻ đẹp hoang sơ của vùng đất Trường Sơn Đông.


 

 Nhiều tuyến đường đẹp dọc đường Trường Sơn Đông trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách đầu năm mới. Ảnh: ALĂNG NGƯỚC
Nhiều tuyến đường đẹp dọc đường Trường Sơn Đông trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách đầu năm mới. Ảnh: ALĂNG NGƯỚC


Nhiều năm tổ chức chuyến tham quan gia đình trong dịp đầu năm mới, ông Trần Thanh Hải - một du khách ở Đà Nẵng vẫn vẹn nguyên cảm xúc khi kể lại hành trình “phượt” tết đầy lý tưởng.

Ông Hải nói, năm nào gia đình cũng chọn cung đường Hồ Chí Minh để du xuân, bởi nơi này từng gắn nhiều kỷ niệm tuổi trẻ xông pha chiến trường. Vì thế, ông muốn tìm lại ký ức để nhắc nhớ cháu con về quá khứ đấu tranh hào hùng của cha ông ngày trước, để trân quý hơn cuộc sống hôm nay.

“Mùa xuân, đặc biệt là những ngày tết, tiết trời ở vùng Trường Sơn Đông khá mát mẻ. Đi qua các cung đường đèo dốc quanh co uốn lượn, nhiều cánh rừng già, suối nước tiếp nối mang vẻ đẹp hoang sơ kỳ vĩ đầy thích thú” - ông Hải bộc bạch.

Du xuân những ngày tết ở vùng cao, thời tiết đẹp được xem là kỳ vọng lớn nhất đối với các “phượt thủ”. Bằng những chiếc xe đạp leo núi, các du khách ngoại quốc miệt mài rong ruổi, chinh phục các cung đường huyền thoại hiểm trở. Dù thấm mệt bởi hành trình dài, nhưng trên gương mặt của họ rạng rỡ niềm vui.

Lúc dừng chân ở lòng hồ thủy điện A Vương (xã Mà Cooih, Đông Giang), một phiên dịch viên nói với tôi, sau thời gian dịch bệnh, du khách rất thích thú khi tiếp tục được khám phá phong cảnh rừng Trường Sơn.

Năm nay, họ chọn trải nghiệm bằng xe đạp để vừa rèn luyện sức khỏe, vừa muốn khám phá nhiều hơn, lâu hơn vẻ đẹp của rừng núi dọc đường Trường Sơn Đông.

 

https://baoquangnam.vn/xa-hoi/nguoc-nguon-du-xuan-123271.html

Theo ALĂNG NGƯỚC (QNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.