Ngóng xuân cùng hoa lá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Năm nào cũng vậy, chỉ cần những cơn gió se se lạnh thổi về, chị lại nhặt lá, tỉa cành, lại ngóng đợi xuân cùng mấy luống rau, mấy cây hoa lá vườn nhà.

Đứng bên khung cửa sổ tận hưởng cái se lạnh của phương nam, chị nhìn ra ngoài kia lao xao mấy tán lá cây bằng lăng vẫn còn xanh giữa trời đông là tiếng chim líu ríu. Ngay khoảnh vườn nhỏ xinh trước sân nhà là mấy cây hoa thạch thảo, lay ơn được ươm xuống đất vườn tơi xốp, ủ thêm lớp rơm khô, lót thêm lớp phân bò hoai mục, là đám rau mới lún phún xanh chưa kịp che màu nâu nâu của đất như đang vươn mình đón gió, đón nắng, ngóng đợi xuân về.

Như ngóng đợi xuân về, như hợp khí trời, hợp sương sa, mùa này, rau, hoa lớn nhanh trông thấy. Nhìn những cây hoa khẳng khiu, nhìn vườn rau đang lấm tấm xanh chưa che hết màu nâu của đất thế thôi, chứ thêm một thời gian nữa, chỉ cần những cơn gió thổi về ngang tháng chạp, sớm mai thức dậy sẽ thấy vườn nhà như thay áo mới.

Đấy, mới tuần trước cứ nghĩ sắp đến tết, chị vội đi mua giống rau ở nhà vườn. Chung nỗi ngóng xuân đợi tết cùng rau hoa, nhà nhà đều chọn đều lựa, rau giống nhà vườn trở nên khan hiếm, bòn mót những cây còn sót lại chị mới mua được mấy chục cây giống cải ngọt. Mới be bé thế, cằn cỗi thế mà nay đã bén rễ trên đất mới rồi. Đứng trong nhà nhìn ra, làn sương mỏng buổi sớm ngày đông rải nhẹ lên luống cải xanh, chị cảm giác như chúng đang mơ màng đến ngày khoe màu xanh của lá, màu vàng của hoa trong nắng xuân thì.

 

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet


Rồi như đám mồng tơi mới gieo hạt bên góc vườn kia nay cũng đã nảy mầm xanh. Chăm bón thêm ít hôm nữa, đợi cây mọc thêm lá mầm, chị sẽ đem cấy đều trên luống đất đã phơi ải. Còn luống rau muống trồng trên cạn đấy, nay ít mưa trông cằn cỗi hẳn. Thôi thì cứ cuốc xới, phơi ải đất đã. Vài hôm nữa, những hạt giống gieo xuống sẽ cựa mình, bung mầm, vươn mình đón nắng mai.

Ngóng xuân về cùng hoa lá, rau cỏ, chị thầm nghĩ gì thì gì phải dành thời gian để chăm để bón mấy luống rau, đám hoa lá vườn nhà. Chẳng phải cái lãng mạn nếu dành đúng lúc, đúng chỗ thì cái đẹp hẳn cũng sẽ đẹp đúng lúc, đúng chỗ. Đẹp đúng lúc, đúng chỗ ấy là hoa sẽ nở rộ, rau sẽ tươi non, xanh mướt khi xuân đến tết về.

Cứ nghĩ đến ngày cây mai ở góc sân rực rỡ sắc vàng, đám hoa thạch thảo đung đưa sắc tím, mấy cây hoa giấy nhờ kỹ thuật cấy ghép bung khoe đủ sắc mà chị  miệt mài vun xới. Cứ nghĩ tết đến, xuân về, những luống rau là là dưới mặt đất xanh tươi mơn mởn, những cành hoa vươn cao đón nắng xuân như thầm cảm ơn chị bao ngày chăm sóc, vun vén mà chị vui vui.

Chị vốn thích trồng rau, trồng hoa. Sở thích này chị học từ cha chị, nay đã bước đi chậm chạp nhưng vẫn tự tay chăm cả vườn cây. Từ nhỏ, chị đã ao ước, khi nào lớn lên, có ngôi nhà của riêng mình, sẽ trồng dọc hai bên lối vào nhà hai hàng hoa thạch thảo. Mỗi sáng xuân về, chị cùng chồng ngồi bên cửa sổ, nghe câu hát “Cành hoa tim tím, bé xinh xinh báo xuân nồng” trong bài “Gửi người em gái” của Đoàn Chuẩn và ngắm nét ngây thơ, mỏng manh của loài hoa như đánh thức hy vọng về những bữa cơm của nếp nhà thanh đạm mà hạnh phúc. Nhưng, phố thị chẳng có nhiều đất để trồng hoa thạch thảo dọc lối đi, phố thị chỉ cho phép có được khoảnh đất nho nhỏ trước hiên nhà, trồng ít hoa thạch thảo, trồng ít rau xanh, thêm chậu hoa giấy, lài nhật thơm ngát, thêm cây mai khoe sắc vàng mỗi dịp xuân về. Vậy là chị thỏa niềm hạnh phúc vun xới, chăm chút khoảnh vườn nho nhỏ và mỗi năm lại ngóng đợi nhịp bước của thời gian, ngóng đợi xuân về cùng hoa lá.

Năm nào cũng vậy, chỉ cần những cơn gió se se lạnh thổi về, chị lại nhặt lá, tỉa cành, lại ngóng đợi xuân cùng mấy luống rau, mấy cây hoa lá vườn nhà. Cây lài nhật, cây mai ít hôm nữa chị sẽ lặt bỏ những lá già, chẳng mấy chốc trên những cành cây khẳng khiu sẽ lấm tấm nụ hoa. Còn mấy chậu hoa giấy chị cứ cắt tỉa cho gọn gàng, tầm trước tết mươi ngày, nửa tháng ngưng tưới nước, lá rụng dần, đến sớm mùng một tết sẽ rực rỡ sắc màu chào tết chào xuân.

Hay tẩn mẩn cùng hoa lá, rau cỏ, chị cảm giác ngày xuân sẽ thiêu thiếu điều gì đó nếu như  nếp nhà thiếu đi hương sắc hoa lá. Dẫu chúng chẳng biết nói, biết cười nhưng lại biết đánh thức mọi giác quan, biết vỗ về tâm hồn ít nhiều chai sạn sau cả năm trời bươn chải với nắng mưa.

Nghĩ vậy, chị lại lúi húi bắt sâu cho đám rau cải, cắt tỉa cành hoa giấy, vun gốc mấy cây hoa lay ơn. Nay mai thôi, xuân về tết đến, chị sẽ ngồi thư thái bên hiên nhà, lắng nghe nhạc xuân dặt dìu, ngắm nhìn khoảnh vườn nhỏ xinh rực rỡ trong chiếc áo đủ sắc màu mà tràn trề hy vọng một mùa xuân mới, một năm mới tin yêu hứa hẹn.

https://www.baokontum.com.vn/toa-soan-ban-doc/ngong-xuan-cung-hoa-la-27371.html

Theo NGUYÊN PHÚC (baokontum)

Có thể bạn quan tâm

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null