Ngộ nhận về đầu tư cho giáo dục ĐH

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thực trạng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học thấp không phải đến bây giờ mới được nói đến. Trong báo cáo của Bộ GD-ĐT tại hội thảo "Giáo dục đại học - Chuẩn hóa và Hội nhập quốc tế" do Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội tổ chức tại Hà Nội ngày 17.8.2018 đã đề cập vấn đề này.

Gần đây, vấn đề này được đề cập nhiều hơn trên các diễn đàn, nhất là khi các chủ thể làm việc ngoài ngành giáo dục lên tiếng, trong đó có chuyên gia tổ chức quốc tế, thì nó được dư luận chú ý hơn.

Nguyên nhân của thực trạng cũng đã được các chuyên gia trong và ngoài ngành giáo dục phân tích thấu đáo, nhưng trước hết phải kể đến lý do khó khăn về nguồn lực tài chính của một nhà nước đang phát triển. Có quá nhiều lĩnh vực phải đầu tư nhưng nguồn ngân sách vẫn còn rất hạn hẹp. Trong đó, giáo dục đại học (GDĐH) là lĩnh vực chưa được chú trọng đầu tư vì các nhà hoạch định chính sách cho rằng các trường ĐH có thể tồn tại, phát triển bằng nguồn học phí.

Một lý do khác là bởi trong thời gian dài, vẫn còn nhiều cá nhân, cơ quan có thẩm quyền, kể cả giới truyền thông, cho rằng VN đang "thừa thầy, thiếu thợ". Trong khi thực tế là chúng ta chỉ thừa lao động chưa qua đào tạo, đang thiếu cả thầy lẫn thợ. Định kiến này dẫn đến chủ trương cắt giảm đầu tư ngân sách cho GDĐH để đẩy mạnh xã hội hóa và giảm tình trạng "thừa thầy thiếu thợ" như đã hình dung.

Mặt khác, điều kiện các nguồn thông tin tham khảo từ kinh nghiệm của các nước phát triển không toàn diện và chưa được cập nhật. Thành thử nhiều cơ quan có thẩm quyền có nhận thức hoặc quan điểm về xã hội hóa GDĐH là chuyển nguồn lực từ ngân sách nhà nước (NSNN) sang nguồn đóng góp của người học, dẫn đến tỷ lệ đầu tư NSNN cho GDĐH ngày càng giảm và đầu tư từ gia đình người học ngày càng tăng. Điều này dẫn đến sự nhầm lẫn trong chính sách: tự chủ ĐH có điều kiện là tự chủ tài chính, là không được đầu tư từ NSNN. Mà đáng lẽ phải là: tự chủ ĐH bao gồm cả tự chủ sử dụng hiệu quả nguồn đầu tư từ NSNN để phát triển trường ĐH trên cơ sở điều kiện của mỗi trường, theo mục tiêu được đầu tư.

Một khi tài chính của ĐH chủ yếu phụ thuộc vào học phí thì hệ quả nhãn tiền là chất lượng đào tạo sẽ chủ yếu duy trì ở mức cầm chừng. Bởi đầu tư cho GDĐH có chất lượng là rất tốn kém, mà không trường nào có thể tăng học phí lên quá cao.

Nó còn tạo ra vòng luẩn quẩn kìm hãm phát triển GDĐH. Để tồn tại và phát triển thì nguồn thu chính của các trường ĐH ở VN hiện nay đều phải là học phí. Vì vậy, hoạt động sống còn đối với trường ĐH là tuyển sinh. Nếu tuyển sinh được nhiều thì trường mới có nguồn thu để duy trì hoạt động, nâng cao chất lượng, tăng thu nhập, thu hút được giảng viên tốt... và tăng lợi nhuận/hiệu quả hoạt động của trường. Vì vậy, rất khó và rất ít trường ĐH ở VN có chính sách giới hạn quy mô để nâng cao chất lượng. Nhưng muốn tăng số lượng tuyển sinh thì học phí phải thấp (ở mức độ sinh viên chấp nhận được). Học phí thấp thì không thu hút được giảng viên giỏi và nâng cao chất lượng đào tạo như mong muốn.

Một hệ lụy khác là các trường ĐH có xu hướng đầu tư cho đào tạo để thu học phí nhanh, ít đầu tư cho nghiên cứu, khiến VN khó có ĐH nghiên cứu theo đúng chuẩn của loại hình này.

Trong điều kiện kinh tế tri thức mà nhà nước duy trì mức đầu tư thấp và không mở rộng chính sách thu học phí cho trường ĐH thì mục tiêu phát triển hệ thống GDĐH và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tạo ra một trong ba đột phá phát triển kinh tế có thể trở thành mục tiêu khó khả thi.

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.