Nghiên cứu giảm giờ làm xuống dưới 48 giờ/tuần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chính phủ giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu, rà soát, đánh giá, đề xuất chính sách giảm giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48 giờ/tuần,

Nội dung trên được đề cập trong thông báo kết luận của Thủ tướng tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Theo đó, về nội dung giảm thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48 giờ/tuần, Chính phủ giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu, rà soát, đánh giá, đề xuất chính sách giảm giờ làm đối với người lao động. Trong đó bảo đảm phù hợp với thực tiễn về quá trình nâng cao năng suất lao động của Việt Nam hiện nay và trình độ phát triển của đất nước.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu sớm thực hiện quy định giảm giờ làm việc xuống dưới 48 giờ mỗi tuần. Ảnh: Ánh Ngọc.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu sớm thực hiện quy định giảm giờ làm việc xuống dưới 48 giờ mỗi tuần. Ảnh: Ánh Ngọc.

Thủ tướng cũng giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì đề xuất phương án, giải pháp tạo điều kiện ổn định cuộc sống cho đối tượng người lao động là phụ nữ di cư có thêm điều kiện để ổn định cuộc sống gia đình, đặc biệt chính sách thuê mua nhà giá rẻ, các thiết chế văn hóa, giáo dục.

Có thể bạn quan tâm

Giải bài toán nguồn nhân lực để tạo đột phá phát triển

Giải bài toán nguồn nhân lực để tạo đột phá phát triển

(GLO)- Phấn đấu đến năm 2030, trên 25% lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ; hàng năm thu hút khoảng 3.000 lao động nông thôn tham gia học nghề ở các cấp trình độ thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là những mục tiêu quan trọng để giải “bài toán” nguồn nhân lực nhằm tạo đột phá phát triển.

Hút chất xám vào khu vực công

Hút chất xám vào khu vực công

Đầu những năm 1990, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa phát triển kinh tế, đã có ý kiến của các Việt kiều kiến nghị Chính phủ cần có chính sách sử dụng các chuyên gia giỏi người Việt ở nước ngoài bổ trợ cho phát triển kinh tế đất nước.

null