Nghĩ về miền tâm linh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hành hương lễ Phật từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa tâm linh người Việt mỗi dịp đầu xuân. Hòa chung vào không khí tươi vui, rộn ràng ấy; như đã thành thông lệ, các địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trên địa bàn tỉnh lại nhộn nhịp đón chào du khách tìm đến dâng lễ cầu mong sức khỏe, bình an, hạnh phúc...
Thiền viện Trúc lâm Hàm Rồng – một trong những điểm hẹn tâm linh của du khách thập phương mỗi dịp đầu xuân, năm mới.
Thiền viện Trúc lâm Hàm Rồng – một trong những điểm hẹn tâm linh của du khách thập phương mỗi dịp đầu xuân, năm mới.
 
Một trong những điểm du lịch tâm linh của tỉnh thu hút đông đảo du khách thập phương tìm về chiêm bái là Khu di tích lịch sử - thắng cảnh Cửa Đặt (xã Xuân Mỹ, Thường Xuân). Bởi quan niệm dân gian cho rằng, mở đầu cho cuộc hành hương mùa xuân nên tìm về miền rừng để đón được linh khí trời đất. Hơn thế, nơi đây còn được biết tới là khu di tích có nhiều thắng cảnh đẹp. Tọa lạc trên một khu đất cao ráo dưới chân núi Róc – nơi hợp lưu giữa hai con sông Chu và sông Đặt, khu di tích có hai ngôi đền: Đền thờ Bà chúa thượng ngàn (thường gọi là Mẫu Đệ Nhị) – vị thần cai quản vùng rừng núi theo tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt và đền thờ người anh hùng Cầm Bá Thước - một trong những thủ lĩnh của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Theo nhân dân địa phương cho biết: Đầu thế kỷ XX, đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn và đền thờ người anh hùng Cầm Bá Thước được dựng theo kiểu nhà sàn đơn giản bằng tranh tre, nứa, lá. Đến khoảng năm 80 của thế kỷ trước, đền được xây dựng lại trên nền đất cũ bằng các vật liệu gạch, vôi, vữa xi măng, nằm sát bờ sông. Năm 2006, sau khi công trình hồ chứa nước Cửa Đặt hoàn thành, toàn bộ khu di tích lùi về phía sau 25m và được tôn cao hơn với cốt nền của đền cũ 8m để tạo mặt bằng rộng rãi, cao ráo, phòng tránh lũ lụt, tạo điều kiện an toàn, thuận lợi nhất cho du khách thập phương đến dâng hương. Sau nhiều lần tôn tạo, trùng tu, khu di tích có diện mạo như ngày hôm nay. Từ ngoài vào trong di tích gồm có các công trình: Nghinh môn, sân, đền thờ người anh hùng Cầm Bá Thước và đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn. Cổng nghinh môn được làm theo kiểu cổng tam quan bốn mái. Đỡ phần mái là 4 cột vuông và 2 cột trụ tròn; trên đầu cột đắp hình 4 con chim phượng. Hai cột nhỏ có kích thước cao 6,2m, rộng 0,65m x 0,65m; trên đầu cột đắp hai con lân chầu. Liên kết giữa hai cột nanh lớn và cột nanh nhỏ là phần mái được làm bằng bê tông giả gỗ dán ngói vẩy. Đền thờ người anh hùng Cầm Bá Thước nằm phía Nam của khu di tích, quay mặt về hướng Đông. Đền được xây theo kiểu cấu trúc hình chữ Đinh gồm: Tiền đường và Hậu cung hai tầng 8 mái bằng bê tông giả gỗ.
Sau khi đã “lên rừng”, địa điểm tiếp theo được đông đảo du khách chọn làm điểm dừng chân “trên đường đi lễ xuân đầu năm” là Na Sơn động phủ (xã Xuân Du, Như Thanh), thường gọi là Phủ Na. Được xây dựng theo kiến trúc dân gian thời Nguyễn, Phủ Na phối thờ thiên thần và nhân thần nhưng chủ đạo là thờ Mẫu: Mẫu Thượng ngàn, Bà Triệu, công chúa Liễu Hạnh. Các nhân vật khác được thờ tại Phủ Na như: Ngũ vị tiên ông, ông Hoàng Mười, cô Ba, cô Chín... Đến với Phủ Na, du khách không chỉ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên núi rừng hoang sơ mà huyền ảo, ẩn hiện giữa bãng lãng mây trời mà còn có thể hòa mình vào không gian lễ hội đa sắc màu. Điểm hấp dẫn nhất ở đây là du khách có thể tận hưởng mạch nước ngầm trong vắt, mát lành từ trên đỉnh cao nhất của dãy Ngàn Nưa theo vách đá chảy xuống núi ngay phía sau đền thượng.
 Lễ chùa đầu năm – nét đẹp trong đời sống văn hóa – tâm linh của người Việt.
Lễ chùa đầu năm – nét đẹp trong đời sống văn hóa – tâm linh của người Việt.
Từ Phủ Na, nhiều du khách lựa chọn đền Độc Cước (TP Sầm Sơn) như khép lại hành trình “lên rừng xuống biển” nhân dịp đầu xuân năm mới. Và cũng có nhiều bước chân du khách thanh thản tìm về Thiền viện Trúc lâm Hàm Rồng (phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa) vừa như cuộc du xuân, thăm vãn cảnh chùa nhưng hàm chứa những ý nghĩa rất riêng.
Tọa lạc trên cao điểm 74 của dãy núi Hàm Rồng – di tích lịch sử quốc gia, Thiền viện Trúc lâm Hàm Rồng có tổng diện tích 40.000m2, gồm 12 hạng mục công trình: Tam quan (hai lớp trong và ngoài), tam bảo, nhà thờ tổ, lầu chuông, trống, nhà tăng, trai đường, nhà giảng kinh, thiền đường, bến thuyền và các công trình phụ khác nằm yên ắng, thanh tịnh trên Đồi C4 đã từng ghi dấu những chiến công vẻ vang của quân và dân Thanh Hóa. Được bao bọc xung quanh bởi rừng thông xanh ngút ngàn trải dài trên sườn đồi thoai thoải, Thiền viện Trúc lâm Hàm Rồng có địa thế rất đẹp, phong cảnh hữu tình, ngoảnh mặt nhìn sông, tựa lưng vào núi. Thiền viện Trúc lâm Hàm Rồng chào đón du khách với tam quan mở rộng thênh thang bên dưới mái vòm như tấm lòng bao la, đại từ đại bi của đức Phật luôn hỉ xả dang rộng vòng tay nhân ái che chở, dẫn lối soi đường cho thập loại chúng sinh khắp tam giới đến với Đại Hùng chính điện, Tam bảo đức độ, từ bi. Chính điện có diện tích 1.000m2 với kinh phí xây dựng lên đến 10 tỷ đồng được bài trí trang nghiêm, thành kính, nơi có tượng Phật Thích ca trầm mặc, khoan thai chứng cho lòng thành của chư tôn phật tử thành kính chấp tay chiêm bái, cầu nguyện. Bên tay trái của người là Bồ tát Đại hạnh phổ hiền cưỡi voi (tượng trưng cho đức từ bi của Phật) và bên tay phải của Phật là tượng Bồ tát đại trí Văn thù sư lợi cầm gươm (tượng trưng cho trí tuệ thông suốt, sáng soi mọi điều).
Hành hương lễ Phật, thăm vãn cảnh chùa, đền, miếu, phủ... phản ánh nhu cầu tín ngưỡng tốt đẹp trong đời sống con người. Từ những cuộc du xuân như thế mới càng cảm nhận rõ nét cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và chiều sâu văn hóa, bề dày truyền thống lịch sử của quê hương. Quan trọng hơn tất thảy, nó giúp mỗi người trong chúng ta biết nhìn xa trông rộng hơn, hiểu thấu hơn giá trị cốt lõi, bản chất của các hoạt động tín ngưỡng, tâm linh. Thực chất, “đi lễ đầu năm” không đơn giản chỉ là cuộc dạo chơi nhàn nhã, thăm thú cảnh sắc thiên nhiên và đau đáu giãi bày hay cầu nguyện những điều chúng ta muốn có. Vãn cảnh chùa còn để học được ở đó những điều về lẽ sống tốt đẹp, về đạo làm người, về luật nhân – quả công bằng có vay có trả, nỗ lực phấn đấu để đạt được điều mình mong muốn... Thầy Thích Trúc Thông Tánh – Trụ trì Thiền viện Trúc lâm giảng giải: “Nếu chúng sinh đến chùa để cầu nguyện nhưng chỉ có cầu thôi mà không có nguyện, có thật nhiều mong muốn nhưng thiếu đi nỗ lực phấn đấu thì mong cầu bao nhiêu cũng hoài phí, mong cầu mãi chỉ là mong cầu mà thôi. Đạo Phật cốt ở luật nhân quả, vì vậy, những điều tốt đẹp sẽ chỉ đến với người có cái tâm lương thiện, biết nỗ lực lao động, sáng tạo, cống hiến cho xã hội”.
Lời giảng của thầy Thích Trúc Thông Tánh như mở ra trước mắt mỗi người chúng ta những ý niệm rất riêng về con đường đi lễ xuân đầu năm. Đừng nên xô bồ, ồn ã, hơn thua chỉ để giành giật cho bằng được chút lộc thánh thần cầu may bởi đó là sự ngộ nhận. Và cũng đừng để đức tin, tấm lòng thành của mình bị những kẻ “buôn thần, bán thánh”, mê tín dị đoan lợi dụng, bịp bợm. “Thứ nhất là tu tại gia/ Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa”, chỉ cần có lòng thành tâm hướng về điều thiện, hiếu hạnh, bao dung thì dẫu chỉ là bái vọng cũng đủ thấy an lòng: “Sông dài biển rộng dong thuyền bát nhà nối đèn thiền/ Lòng mình thanh thoát đi trong đời tự tại thong dong”.
Theo Vân Anh (baothanhhoa.vn)

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.