Nghệ sĩ Phan Trợ: Tiếng sáo tri âm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khi tiếng sáo trúc réo rắt trong khán phòng nhỏ, nghệ sĩ Phan Trợ như đắm chìm hẳn vào những thanh âm đã gắn bó với ông từ thuở thanh xuân. Với ông, tiếng sáo cũng là tiếng lòng, là người bạn tri âm.

Quê gốc Quảng Nam nhưng nghệ sĩ Phan Trợ cùng gia đình vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum (cũ) sinh sống từ lúc còn rất nhỏ. Khi vừa học xong phổ thông, tình cờ biết thông tin một số giáo sư Trường Quốc gia Âm nhạc Huế (nay là Học viện Âm nhạc Huế) lên Tây Nguyên tuyển sinh khóa đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước (1975), ông bèn đăng ký. Với năng khiếu sẵn có, ông dễ dàng vượt qua phần thi xướng âm, tiết tấu.

1-nghe-si.jpg
Nghệ sĩ Phan Trợ có gần 50 năm gắn bó với cây sáo trúc. Ảnh: P.D

Ban đầu, ông chọn học một nhạc cụ Tây phương là vilon. Tuy nhiên, do Khoa Nhạc cụ truyền thống dân tộc Việt Nam ít người theo học nên ông cùng một số người được động viên chuyển sang. Giữa dàn nhạc cụ dân tộc đồ sộ, chiếc sáo trúc bỗng khiến ông chú ý. Từ đó đến nay, ông đã có gần 50 năm gắn bó với sáo như một duyên nợ.

Nghệ sĩ Phan Trợ cho hay: Muốn biểu diễn sáo trúc thành thục, người nghệ sĩ phải khổ luyện để sở hữu làn hơi dài, khỏe khoắn; đồng thời phải chú tâm thực hành từ kỹ thuật lấy hơi cho đến những kỹ thuật khó, phức tạp hơn như: láy, rung hơi, đánh lưỡi đơn, đánh lưỡi kép, truyền hơi… Có vậy mới chuyển tải được tinh thần của từng tác phẩm, khi hùng tráng, sôi nổi, lúc lại sâu lắng, êm ái.

Sau khi tốt nghiệp, năm 1982, nghệ sĩ Phan Trợ về công tác tại Ty Văn hóa tỉnh Gia Lai-Kon Tum (cũ). Với chuyên môn được đào tạo bài bản tại một trong những “cái nôi” âm nhạc lớn của cả nước, ông không ngại khó, ngại khổ khi cùng đội tuyên truyền lưu động tỉnh thực hiện hàng ngàn buổi biểu diễn ở các buôn làng trong suốt 10 năm.

Ông hồi tưởng: Người dân ở cơ sở rất mê tiếng sáo vì gần gũi với đời sống sinh hoạt. Nhiều đêm, khi buổi diễn đã kết thúc nhưng bà con vẫn luyến tiếc nán lại, chưa muốn về. Dù điều kiện đi lại, ăn ở, biểu diễn nơi vùng sâu, vùng xa gặp muôn vàn khó khăn nhưng nhìn cách người dân mong đợi từng đêm diễn, ông cùng cả đội càng thấy nhiệm vụ của mình thêm ý nghĩa.

Sau đó, dù lần lượt chuyển về công tác tại Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Nghiệp vụ văn hóa-văn nghệ (Trung tâm Văn hóa-Thông tin, sau này là Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh và Du lịch tỉnh) nhưng nghệ sĩ Phan Trợ vẫn vừa làm tốt việc văn phòng, vừa tham gia biểu diễn nghệ thuật.

Ngoài đến các buôn làng, ông còn thường xuyên biểu diễn phục vụ tại các đồn Biên phòng trên địa bàn tỉnh. Tình cảm chân thành, sự nồng nhiệt của người lính khi thưởng thức nghệ thuật mang đến cho nghệ sĩ cảm xúc dạt dào mỗi khi biểu diễn.

Trong các “bài tủ” của nghệ sĩ sáo trúc này có nhiều bài ca ngợi người lính như: Anh vẫn hành quân, Trên đường chiến thắng, Tiếng sáo người lính trẻ, Cùng hành quân giữa mùa xuân… Với tinh thần cống hiến vô tư, hết mình, năm 2014, nghệ sĩ Phan Trợ được Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tặng Kỷ niệm chương “Vì chủ quyền an ninh biên giới”.

22-4123.jpg
Nghệ sĩ sáo trúc Phan Trợ biểu diễn tại Đêm thơ Nguyên tiêu năm 2025 do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức. Ảnh: Mạnh Đức

Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng-Phó Chủ tịch phụ trách Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh: “Nghệ sĩ Phan Trợ được đào tạo chính quy, bài bản bộ môn sáo trúc. Ông đam mê với chuyên ngành được đào tạo, góp sức cùng Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân ở cơ sở. Sau khi nghỉ hưu, ông vẫn hăng say truyền dạy nhạc cụ này. Ông là hội viên trách nhiệm, tham gia biểu diễn nhiều chương trình thơ nhạc của Hội. Tuổi cao nhưng ông luôn “cháy” hết mình, lúc nào cũng chỉn chu, tìm tòi thể hiện cái mới”.

Âm thanh réo rắt, trong trẻo, chan hòa với thiên nhiên của sáo trúc rất phù hợp với những giai điệu ca ngợi tình yêu quê hương đất nước như: Về quê, Bóng cây kơ nia, Hà Nội-Huế-Sài Gòn…

Khi nghệ sĩ Phan Trợ nhờ chiếc sáo bé nhỏ cất lên những âm thanh ấy, bóng hình đất nước dường như tràn ngập không gian, thấm đẫm tâm tình.

Hiện nay, nghệ sĩ Phan Trợ là hội viên duy nhất của Chi hội Âm nhạc-Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh biểu diễn sáo trúc chuyên nghiệp.

Nghệ sĩ Phan Trợ biểu diễn tác phẩm: "Trên đường chiến thắng". Thực hiện: P.D

Nghệ sĩ tài hoa này cũng biểu diễn đàn bầu rất hay nên các chương trình thơ nhạc do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức hiếm khi thiếu vắng tiếng sáo, tiếng đàn của ông. Nghỉ hưu nhiều năm, ông vẫn nhiệt thành hỗ trợ phong trào nghệ thuật quần chúng, mở lớp dạy sáo trúc cho những ai yêu nhạc cụ truyền thống của dân tộc.

Trò chuyện với chúng tôi, nghệ sĩ Phan Trợ chia sẻ: “Giá trị lớn nhất mà âm nhạc mang lại cho cuộc sống của tôi là khiến bản thân hạnh phúc hơn, yêu cuộc sống hơn. Tôi chơi được nhiều loại nhạc cụ nhưng vẫn mê tiếng sáo nhất. Với tôi, đó là người bạn tri âm suốt đời”.

Có thể bạn quan tâm

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.