Nghề làm bánh Tết ở Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Tết đến xuân về, gia đình nào cũng mua sắm bánh trái dâng cúng ông bà, làm quà tặng và sau để ăn. Các loại bánh thường sử dụng trong dịp này thường được gọi chung là bánh Tết.

Càng ngày người sản xuất, kinh doanh càng học hỏi, chắt lọc kinh nghiệm, áp dụng kỹ thuật mới để tạo ra những loại bánh chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời góp phần giữ gìn phong tục của dân tộc.

Gia đình ông Nguyễn Xuân Hiền (số 17, đường Bùi Đình Túy, TP. Pleiku) làm nghề bán bánh chưng, bánh tét đã mấy chục năm nay. Các loại bánh này được ông làm từ gạo nếp cái hoa vàng đặt mua từ ngoài Bắc gửi vào. Tất nhiên là không thiếu thịt heo, đậu xanh, hạt tiêu... chất lượng, gói bằng lá dong, lá chuối.

Để bánh chưng, bánh tét chín đều và dẻo thơm, trước khi gói bánh, ông ngâm gạo nếp qua đêm hoặc qua ít nhất 5 tiếng đồng hồ. Bánh được gói cẩn thận, hình dáng, màu sắc chuẩn chỉnh, bắt mắt. Bánh chưng phải vuông vức, bánh tét hình trụ dài và đẹp, nhân đều.

Với mức giá bán 50-60 ngàn đồng/chiếc vào ngày thường (ngày Tết giá cao hơn), mỗi ngày thu về khoảng 500 ngàn đồng.

Bà Nguyễn Thị Hải làm và bán bánh chưng, bánh tét tại nhà. Ảnh: H.M

Bà Nguyễn Thị Hải làm và bán bánh chưng, bánh tét tại nhà. Ảnh: H.M

Bà Nguyễn Thị Hải (vợ ông Hiền) vui vẻ cho biết: “Trong 5 ngày trước Tết Nguyên đán, gia đình huy động cả con cháu cùng làm bánh, bán bánh và giao hàng nhiều nơi. Trung bình mỗi dịp Tết Nguyên đán, gia đình bán ra 2 ngàn chiếc bánh chưng, bánh tét. Lợi nhuận thu về khoảng 20 triệu đồng”.

Còn cơ sở của chị Lê Thị Đào (số 51 Hồ Xuân Hương, TP. Pleiku) khá nổi tiếng với bánh thuẫn, bánh in. Bánh do chị làm thơm ngon, chất lượng, màu sắc bắt mắt, đặc biệt là không sử dụng hóa chất.

Năm nào cũng vậy, trước Tết Nguyên đán khoảng 20 ngày, 5 người trong gia đình chị chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu để tập trung làm bánh. Chị còn nhiệt tình hướng dẫn cho khách hàng cách bảo quản để bánh luôn thơm ngon.

Bà Trần Thị Thùy Dương (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) cho hay: “Tết nào tôi cũng đặt mua bánh thuẫn, bánh in do chị Đào làm. Bánh có mùi vị thơm ngon tự nhiên, sử dụng an toàn và giá cả phải chăng”.

Ông Nguyễn Văn Đang-Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh-cho hay: “Những cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh truyền thống dịp Tết trên địa bàn tỉnh chủ yếu sản xuất tại nhà riêng.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các hộ dân sản xuất phải đảm bảo an toàn thực phẩm, vì quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng”.

Có thể bạn quan tâm

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Một khảo sát gần đây của chuyên trang tìm việc và tuyển dụng Việc Làm Tốt (Chợ Tốt) với 1.605 người lao động (NLĐ) cho thấy trong hơn 6 tháng qua, có 85% NLĐ muốn nhảy việc. Không chỉ NLĐ trẻ mà nhóm độ tuổi trung niên khác cũng đang tham gia vào trào lưu thay đổi môi trường làm việc.

Gia Lai lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ

Gia Lai lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ

(GLO)- Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản lấy ý kiến góp ý của tổ chức, đơn vị, cá nhân về dự thảo tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực bác sĩ tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2025-2030.

Ngăn ngừa hiểm họa

Ngăn ngừa hiểm họa

Tài xế không được lái xe quá 48 giờ/tuần là một trong những quy định đáng chú ý của Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ - có hiệu lực từ ngày 1-1-2025.

Người lái xe nhiều năm liền là chiến sĩ thi đua

Người lái xe nhiều năm liền là chiến sĩ thi đua

(GLO)-12 năm gắn bó với nghề dạy lái xe, Đại úy  Phạm Văn Sáng nhân viên, kiêm giáo viên dạy lái xe, Phòng Hậu cần, Trường Cao đẳng nghề 21 (Binh đoàn 15) đã đi qua quãng đường gấp 10 lần chiều dài đất nước. Anh đã được Bộ Quốc phòng tặng bằng khen và đạt nhiều giải cao tại các cuộc thi.