Nghe gió trên đồi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ai đó nói, con người có hai ngoại cảnh bình yên nhất nếu được may mắn sinh ra, đó là núi và biển. Và, tôi may mắn khi thuộc về vế thứ nhất. Bởi lẽ, trong tiềm thức của một người hay hoài niệm, tôi thường thao thiết về những ngọn đồi bình yên, rồi lắng nghe mênh mang chảy tràn cả một miền xanh nắng. Nhất là với những xa vắng tìm lại, khi đã gắn bó cả quãng thơ ấu chốn núi đồi, nơi đến cả hơi thở cũng thấm quyện vào gió núi và lớn lên.
Ai đã phả cơn gió tạt vào ký ức, mà núi đồi bừng thức cả khoảng trời?
Đó là hôm ngủ lại trong căn nhà gỗ nằm chơ vơ trên triền đồi thoai thoải, xung quanh cây cối xanh um và phía xa là ngọn núi cao nhất của làng. Mùa này, những cơn gió nghịch mùa thổi từ Tây sang và cả những ngọn gió theo miền từ Đông tới. Luôn biết như vậy nên tôi sẽ về bên đồi, ước mình có thể bay qua những triền núi nhấp nhô, để bằng cách nào đấy, sẽ cố đánh thức những chiếc lá ngủ say dưới thung kia rồi đùa vui cùng lá, thức cùng lá.
Buổi sáng ở đây luôn bắt đầu từ những trong trẻo xôn xao, tươi mới tràn nhựa sống, rộn rã tâm hồn. Đã phai nhạt dần ồn ào, chật chội, chỉ còn tiếng xào xạc của gió cọ mềm lên lá, hiền lành ẩn dưới dáng núi trầm mặc.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Tôi một mình ngược nắng, ngược gió, cứ thế mà nương náu theo dòng hoài niệm. Cứ thế ngẩn ngơ với những hàng rào ven đường trở nên sặc sỡ hơn với váy áo, chăn màn hong nắng, đón nắng và hòa mình vào nắng. Để tới được triền đồi trong ký ức, tôi phải rảo bộ trên những lối đi hai bên đầy hoa dại, dẫn tới những ngôi nhà nhỏ, khoảnh sân đất, đàn gà líu ríu kiếm ăn, vài con heo dũi đất bên bể nước; đám trẻ con giỡn đùa, mặt mũi lem luốc nhưng nụ cười trong veo, hồn nhiên cùng nắng sớm. Tại cái thung nhỏ này, tôi đã từng than chán vì nơi đây chỉ toàn bông hoa cỏ khiêm nhường bên vệ đường, mái nhà nép mình, bé nhỏ trước núi, những tĩnh lặng nhạt trôi cùng cảnh vật. Cũng đã từng mơ ước cất cao đôi cánh bay khỏi thung hẹp chỉ để đặt chân đến miền đất rộng mới, hào nhoáng bên ánh đèn phố, choáng ngợp trong hình dung ảo ảnh cuộc đời.
Có điều gì đó thật kỳ diệu trong ký ức, hình ảnh những vạt mì dân làng trồng trên đồi cứ ngày đêm rào rạt, lao xao, là là nhịp sóng, bước đi trong từng buổi hoàng hôn. Tôi muốn được ngả mình bên đồi vào những buổi chiều, giữa mênh mông cỏ, rồi nhìn về làng bay vờn vờn lên trên những cụm khói. Thì miền đất đỏ này, bao mùa đi qua, gió như reo và nắng như hát, thế nên đồi núi cũng ướp tiếng cười trong veo.
Những đêm mùa hè gió lặng, im ắng phía triền đồi, tôi nhớ những vì sao buổi chiều mọc trên núi. Tôi từng khóc rất lâu trước chập choạng ngày, trong đêm mùa hè lặng gió, trước giấc mơ thành thị.
Trên đồi cao gió hát, tôi tìm đến người già trong làng để được nghe kể chuyện, để được nhìn cách bà con ứng xử với rừng, với những gì thiêng liêng, cao quý mà bao đời đã nuôi sống, chở che, bao bọc. Bằng cộng cảm kết nối quá khứ với tương lại, bằng hiền hòa và dịu êm, câu chuyện trên đồi do chính tôi tìm lại, sánh đượm hàm ơn.
Với tay thương mến cuộc sống này, với tay khẽ chạm vào bông hoa dại lặng thầm nở trên nẻo đường tìm về chốn xưa, để nghe gió kể trên đồi. Bây giờ, đứa con thành thị vẫn thuộc về nơi ấy, để khi mỏi mệt, chỉ cần trở về tựa lưng, gối đầu, lặng nghe làn gió xào xạc gọi tên là đã có thêm sức mạnh để đi qua hết thảy những khúc quanh co của cuộc đời.
NGUYỄN THỊ DIỄM

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...