Ngất ngây với bộ ảnh 'màu đỏ' của chàng trai 8X

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không chỉ ghi lại những khoảnh khắc đẹp ở 63 tỉnh thành trên đất nước Việt Nam, Nguyễn Thanh Tuấn còn dành riêng cho mình bộ ảnh  'màu đỏ'. Hiện tại, bộ ảnh này đang gây sốt cộng đồng mạng.

 Phong cảnh dưới chân núi Naejangsan, Hàn Quốc (chụp hồi tháng 10.2019) - Ảnh: Thanh Tuấn
Phong cảnh dưới chân núi Naejangsan, Hàn Quốc (chụp hồi tháng 10.2019) - Ảnh: Thanh Tuấn


Bộ ảnh “màu đỏ” với hơn 40  bức được Nguyễn Thanh Tuấn, 34 tuổi, ghi lại trong suốt hành trình trải nghiệm nhiều tỉnh thành trên đất nước Việt Nam, cũng như nước ngoài trong nhiều năm qua. Đó là màu đỏ của hoàng hôn, hoa phượng… hay màu đỏ của Quốc kỳ nước ta tung bay trong gió ở huyện đảo Lý Sơn.

Anh Thanh Tuấn cho biết với anh màu đỏ là màu may mắn trong cuộc sống, cũng là màu anh thích nên trong những chuyến đi du lịch, anh luôn chú ý những thứ màu đỏ để "bắt" nó.

“Mình thích nhất là tấm ảnh những lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió ở huyện đảo Lý Sơn trong chuyến đi hồi 24.7, nhìn rất đẹp và tự hào”, anh Tuấn chia sẻ.

Hiện tại bộ ảnh “màu đỏ” của anh Tuấn đang gây sốt cộng đồng mạng với hàng ngàn lượt yêu thích lẫn bình luận.


 

Một chiếc lá trên đỉnh núi Lay, Bắc Sơn - Ảnh: Thanh Tuấn
Một chiếc lá trên đỉnh núi Lay, Bắc Sơn - Ảnh: Thanh Tuấn
Những lá cờ đỏ sao vàng ở đảo Lý Sơn - Ảnh: Thanh Tuấn
Những lá cờ đỏ sao vàng ở đảo Lý Sơn - Ảnh: Thanh Tuấn
 Góc chụp lạ với bình minh trên biển Kê Gà, Bình Thuận - Ảnh: Thanh Tuấn
Góc chụp lạ với bình minh trên biển Kê Gà, Bình Thuận - Ảnh: Thanh Tuấn
Hoàng hôn 3 hòn Đầm thuộc quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang được anh Tuấn đi vào mùng 2 tết 2020 - Ảnh: Thanh Tuấn
Hoàng hôn 3 hòn Đầm thuộc quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang được anh Tuấn đi vào mùng 2 tết 2020 - Ảnh: Thanh Tuấn
Phơi ớt ở An Giang - Ảnh: Thanh Tuấn
Phơi ớt ở An Giang - Ảnh: Thanh Tuấn
Bình minh ở biển Lăng Cô (chụp năm 2014) - Ảnh: Thanh Tuấn
Bình minh ở biển Lăng Cô (chụp năm 2014) - Ảnh: Thanh Tuấn
Nóc nhà đỏ Bến Thành - Ảnh: Thanh Tuấn
Nóc nhà đỏ Bến Thành - Ảnh: Thanh Tuấn
Cầu Thê Húc, Hà Nội - Ảnh: Thanh Tuấn
Cầu Thê Húc, Hà Nội - Ảnh: Thanh Tuấn
Sính lễ nhà trai trong tiệc hỏi ở miền Tây - Ảnh: Thanh Tuấn
Sính lễ nhà trai trong tiệc hỏi ở miền Tây - Ảnh: Thanh Tuấn
Hải Đăng, Gành Đèn ở Phú Yên - Ảnh: Thanh Tuấn
Hải Đăng, Gành Đèn ở Phú Yên - Ảnh: Thanh Tuấn
 Cây lộc vừng - Ảnh: Thanh Tuấn
Cây lộc vừng - Ảnh: Thanh Tuấn


Anh Nguyễn Thanh Tuấn sinh ra tại Trà Vinh đến năm 10 tuổi lên Sài Gòn sinh sống. Anh học ngành kế toán nhưng không làm đúng chuyên ngành, anh lấy bằng rồi làm 10 năm tổng đài chăm sóc khách hàng của Viettel và sau đó là 1080.  Mãi đến năm 2016 (28 tuổi), anh Tuấn nghỉ việc, bắt đầu cho những chuyến du lịch của mình.

“Mình là một nhân viên trực tổng tài, nhiều bạn trẻ gọi đến để hỏi thêm các kiến thức, kinh nghiệm về du lịch. Mình thấy lý thuyết thì rất khác xa thực tế, chính vì vậy đã quyết định lên đường để khám phá những vùng đất mới, từ đó thu thập thêm nhiều kiến thức vận dụng vào công việc. Lâu dần, đi càng nhiều mình lại càng yêu thích và giờ đây 'xê dịch' đã trở thành niềm đam mê bất tận không thể thiếu”, anh Tuấn chia sẻ.

Đến năm 2018, anh Tuấn quyết định nghỉ việc để dành toàn thời gian cho việc đi trải nghiệm. 6 năm trôi qua, anh Tuấn đã đặt chân đến 63 tỉnh thành và ngao du qua hơn 10 nước trên thế giới. Trong suốt dải đất hình chữ S thì Tây Bắc, Đà Nẵng, Hà Nội và Bình Thuận là những nơi mà anh Tuấn đi nhiều, luôn khao khát quay lại.

Anh Tuấn bộc bạch: “Tây Bắc là mảnh đất mình luôn ưu tiên và thích khám phá nhất. Bởi lẽ nơi đây có rất nhiều tỉnh, mỗi địa điểm lại mang trong mình một nét đặc trưng riêng về văn hóa, con người, cảnh đẹp...".


 

Năm 2018, anh Tuấn chính thức nghỉ việc làm nhân viên tổng đài, tiền đi du lịch trong những năm kế tiếp là do anh dành dụm. Trong ảnh là ở Nami, Hàn Quốc - Ảnh: NVCC
Năm 2018, anh Tuấn chính thức nghỉ việc làm nhân viên tổng đài, tiền đi du lịch trong những năm kế tiếp là do anh dành dụm. Trong ảnh là ở Nami, Hàn Quốc - Ảnh: NVCC
Bãi Nhát, Côn Đảo - Ảnh: Thanh Tuấn
Bãi Nhát, Côn Đảo - Ảnh: Thanh Tuấn
Thơ mộng với hồ Dầu Tiếng, xa xa là núi Bà Đen, Tây Ninh - Ảnh: Thanh Tuấn
Thơ mộng với hồ Dầu Tiếng, xa xa là núi Bà Đen, Tây Ninh - Ảnh: Thanh Tuấn


Trải nghiệm nhiều trong nước lẫn quốc tế nhưng với anh Tuấn, Việt Nam vẫn đẹp nhất. Anh Tuấn từ hào nói: “Cảnh đẹp Việt Nam nhiều lắm, mỗi ngày sẽ có thêm địa điểm mới, những nơi cũ thì đi không xuể nên có khám phá cả đời cũng chẳng hết. Du lịch Việt Nam rất tuyệt, bạn không sợ bất đồng ngôn ngữ, chi phí ăn uống đi lại rẻ, thuận tiện và đặc biệt con người nước mình cực kỳ thân thiện”.

 

Cánh đồng muối Nhơn Hải, Ninh Thuận - Ảnh: Thanh Tuấn
Cánh đồng muối Nhơn Hải, Ninh Thuận - Ảnh: Thanh Tuấn
Hoa mai anh đào ở Mộc Châu - Ảnh: NVCC
Hoa mai anh đào ở Mộc Châu - Ảnh: NVCC
 Tầng 2 thác Bản Giuốc - Ảnh: NVCC
Tầng 2 thác Bản Giuốc - Ảnh: NVCC
Ngất ngây với cảnh đẹp đón bình minh ở Bắc Sơn, Lạng Sơn. Anh Tuấn tâm sự đợi tình hình dịch bệnh Covid-19 ổn định, anh sẽ tiếp tục
Ngất ngây với cảnh đẹp đón bình minh ở Bắc Sơn, Lạng Sơn. Anh Tuấn tâm sự đợi tình hình dịch bệnh Covid-19 ổn định, anh sẽ tiếp tục "xê dịch" - Ảnh: Thanh Tuấn


Theo TẤN ĐẠT (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.