Sửng sốt trước bộ ảnh thợ lặn chụp bên cá mập trắng lớn nhất TG

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một nhóm thợ lặn ở vùng biển Hawaii mới đây đã ghi lại được hình ảnh về cá mập trắng lớn nhất thế giới từng được giới khoa học biết đến. Đó là một sinh vật biển khổng lồ nặng tới 2,5 tấn, được đặt tên là “Deep Blue” (tức “biển xanh sâu thẳm”).
 Nhóm thợ lặn bắt gặp cá mập “Deep Blue” mới đây
Nhóm thợ lặn bắt gặp cá mập “Deep Blue” mới đây
Nhóm thợ lặn bắt gặp cá mập “Deep Blue” đang ăn xác một con cá voi đã chết. Họ đã tranh thủ cơ hội lại gần để chụp những bức ảnh quý và ngay lập tức được đăng tải trên các trang tin tức quốc tế.
Lần đầu giới nghiên cứu ghi nhận sự xuất hiện của “Deep Blue” là cách đây hai thập kỷ ở ngoài vùng biển Mexico, khi ấy, nó đã được xem là cá mập trắng lớn nhất thế giới. Ước tính con cá mập này nặng tới 2,5 tấn, dài 6m và đã vào khoảng 50 tuổi.
Những khoảnh khắc mới nhất được ghi lại trong cuộc chạm trán kỳ thú diễn ra vào ngày 15/1 vừa qua, “Deep Blue” đã cùng với những con cá mập khác ăn xác một con cá voi ở ngoài đảo Oahu.
Một trong những thợ lặn có cơ hội may mắn được thấy “Deep Blue” - anh Ocean Ramsey, nhà nghiên cứu sinh vật học - kể lại cuộc chạm trán phi thường này rằng: “Chúng tôi  nhìn thấy một vài con cá mập thế rồi 'Deep Blue' xuất hiện và những con cá mập khác tản ra. Đây là một gã khổng lồ tuyệt đẹp của biển cả. Nó đã cọ thân mình vào con tàu của chúng tôi để… gãi ngứa”.
 
 Nhóm thợ lặn bắt gặp cá mập “Deep Blue” mới đây
Nhóm thợ lặn bắt gặp cá mập “Deep Blue” mới đây
“Deep Blue” không hề quan tâm tới nhóm thợ lặn và họ mặc sức bơi cùng với nó, chụp rất nhiều ảnh. Những bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia chuyên về ảnh thiên nhiên - động vật Juan Oliphant. 
Cá mập “Deep Blue” đã từng xuất hiện trong một sê-ri phim tài liệu của kênh Discovery cách đây vài năm bởi kích thước và độ tuổi đáng nể của “nàng cá mập” này. Các nhà khoa học cho rằng cá mập “Deep Blue” lớn như vậy là bởi độ tuổi của nó.
Các nhà khoa học có thể dễ dàng nhận ra cá mập “Deep Blue” bởi có một bảng tên đã được gắn vào mình cá cách đây hai thập kỷ, khi người ta phát hiện ra “Deep Blue” ở ngoài vùng biển Mexico.
Bích Ngọc (theo Daily Mail/Dantri)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...