Ngắm vườn bonsai lá kim theo phong cách Nhật Bản ở Phố núi Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong nắng sớm cao nguyên Pleiku, vườn bonsai lá kim theo phong cách Nhật Bản của ông Nguyễn Đức (hẻm 719 Trường Chinh, TP. Pleiku) mang vẻ đẹp tĩnh lặng, yên bình và chạm đến tinh thần nghệ thuật của thú chơi tao nhã.

z6456006034361-e1d13be3c8abb62a078d682aa7300ca1.jpg
Một góc nhỏ trong khu vườn mang vẻ đẹp tĩnh lặng, yên bình bởi sự sắp đặt khéo léo các yếu tố trên tinh thần thuận theo tự nhiên. Ảnh: Sơn Ca

Vườn bonsai lá kim của ông Nguyễn Đức tọa lạc tại hẻm 719 Trường Chinh, TP. Pleiku. Ngay khi đặt chân vào khu vườn này, vẻ đẹp tĩnh lặng của những chậu bonsai lá kim khiến cho người tham quan dường như quên mất những ồn ào, náo nhiệt của thế giới bên ngoài.

z6456249682973-b4a8881636f1240223a8bd1bbe71e629.jpg
Những tia nắng sớm trên cao nguyên Pleiku đang chạm khẽ từng cành cây, ngọn cỏ.
 Ảnh: Sơn Ca
z6456013980629-2c9adf6ef66980d3101d80a9ece3ebc3.jpg
Một góc vườn mang màu sắc phong cách Nhật Bản thể hiện qua từng chi tiết, bố cục bài trí.
Ảnh: Sơn Ca
z6456012303809-f8dbcf2ffec4930eb3721b4f239654f0.jpg
Không gian thờ Phật được bài trí một cách trang nghiêm và tinh tế. Ảnh: Sơn Ca
z6456007974295-65f32c53fb0f2827020352e7a2e38373.jpg
Những bức thư pháp tạo điểm nhấn văn hóa trong tổng thể không gian chung. Ảnh: Sơn Ca

Trong nắng sớm cao nguyên Pleiku, một góc vườn mang phong cách, tinh thần, văn hóa Nhật Bản hiện hữu sống động. Từ không gian thờ Phật trang nghiêm, đến dòng nước chảy êm ả nhẹ nhàng lượn quanh bờ đá, hướng tầm nhìn về phía núi xa xa.

Trên nền diện tích vườn tầm 4.000 m2, ông Nguyễn Đức đã thiết kế, bố trí một số khu vực, phối cảnh với nền tảng chất liệu khác nhau để tạo hiệu ứng về mặt thị giác, kết nối thẩm mỹ nhưng vẫn đảm bảo tinh thần tổng thể chung.

z6456020812197-73a47d4125d8fcfeb0028453d5f8be75.jpg
Mỗi một chi tiết, màu sắc, thiết kế từ khung chậu, giá đỡ đều được tính toán cẩn thận.
Ảnh: Sơn Ca
z6456022811500-3451b9d063ab639ffb88993a7a9b0d23.jpg
Mỗi chậu bonsai lá kim mang một vẻ đẹp và sức hút khác nhau. Ảnh: Sơn Ca
z6456030123668-0468ea1b4b606a7edc7f7fa76e53d1e7.jpg
Mỗi khu vực bài trí từng loại bonsai lá kim theo chủng loại, kích cỡ khác nhau. Ảnh: Sơn Ca
z6456037707878-fbc00eac200a5c27bf57e97d3d294b32.jpg
Mỗi loại bonsai lá kim mang dáng vẻ độc đáo riêng biệt. Ảnh: Sơn Ca
z6456044915010-8eebf948bdd88895e1f424f68ca10770.jpg
Đá là phụ kiện, chi tiết đi kèm trong thiết kế vườn phong cách Nhật Bản. Ảnh: Sơn Ca
z6456043681753-baafc829cd67d2b8e4febf021fa68d8c.jpg
Khu vực trưng bày bonsai được phân chia theo kích cỡ tiểu, trung, đại. Ảnh: Sơn Ca

Từ bố trí khu vực đồi núi để phân tầng chênh lệch độ cao, đan xen giữa đá và các loại cây lá kim chủ đạo đến các khu vực bài trí bonsai theo nhóm, theo chủng loại, theo kích cỡ tiểu-trung-đại.

Ông Nguyễn Đức là một trong số ít người chơi tiên phong nhập một số dòng bonsai lá kim có xuất xứ từ Nhật Bản, Đài Loan về Phố núi Pleiku. Bên cạnh các dòng cây bonsai lá kim đã thuần dưỡng và trồng lâu năm tại Việt Nam, ông Nguyễn Đức đang chơi một số loài thông Nhật Bản như thông gấm, thông kotobuki (lai đột biến từ giống thông đen và thông đỏ), thông đỏ, thông đen, diên tùng Đài Loan, Ytogawa, kisu, ngọa tùng Việt Nam…

z6456022410337-97d8806e08916c646294502b0e3e7c76.jpg
Hình dáng khác biệt là sức hút của một tác phẩm bonsai. Ảnh: Sơn Ca
z6456020188117-f12f4fed45005e4ffc8b983081b5a2ac.jpg
Ông Nguyễn Đức bên một chậu bonsai lá kim đạt các chỉ số tiêu chuẩn. Ảnh: Sơn Ca
z6456023551715-f183a8638d329492c96149ed6839a3d3.jpg
Vẻ đẹp của những đường nét uốn lượn tự nhiên trên một tác phẩm bonsai. Ảnh: Sơn Ca
z6456052002748-c843431dcacbae95f4765842edc71ea9.jpg
Một loại bonsai có hình dáng thân cây kỳ lạ. Ảnh: Sơn Ca
z6456050628996-aa8a6926528e54bfbf117fe88aa6c8ce.jpg
Một loại bonsai lá kim có thân vảy độc đáo, kỳ lạ. Ảnh: Sơn Ca
z6456052857619-1fdd49105ca3d844710cde2bf71b5c61.jpg
Mỗi chậu bonsai lá kim là một tác phẩm nghệ thuật. Ảnh: Sơn Ca

Mỗi dòng bonsai lá kim nhập từ Nhật Bản, Đài Loan về cần từ 6 tháng đến 1 năm để thuần dưỡng, thích ứng với điều kiện môi trường, khí hậu tại Pleiku, Gia Lai. Đồng thời, đa phần cây cần thêm rất nhiều năm để nuôi dưỡng, tạo tác, chăm sóc cho đến khi trở thành một tác phẩm bonsai hoàn chỉnh, đạt các chỉ số tiêu chuẩn của bonsai quốc tế.

Với kinh nghiệm hơn 20 năm học hỏi, thực hành và niềm đam mê bộ môn bonsai, ông Nguyễn Đức cho rằng, bonsai lá kim rất phù hợp với điều kiện môi trường, khí hậu tự nhiên của Phố núi Pleiku. Một điểm cần lưu ý, chơi bonsai lá kim quan trọng nhất là nắm vững về mặt kỹ thuật. Các yếu tố về môi trường, nguồn nước, đất, phân bón đều phải sạch, được xử lý đúng quy trình kỹ thuật để cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh lâu dài.

z6456032378064-da1505942535cc73ec3853d1b0a0df01.jpg
Bonsai lá kim sinh trưởng thuận lợi trong điều kiện môi trường, khí hậu trong lành tại Pleiku. Ảnh: Sơn Ca
z6456054305610-d0ad92c562fe102fcac589016bfef221.jpg
Một góc vườn bonsai lá kim. Ảnh: Sơn Ca
z6456035408781-bd38e16fad45dcb0bf0abbaef3e66c3f.jpg
Một góc vườn bonsai lá kim theo phong cách Nhật Bản. Ảnh Sơn Ca

Sức hút thầm lặng của bonsai lá kim đến từ sự đa dạng về chủng loại, hình dáng, kích cỡ, vẻ đẹp độc đáo riêng biệt của thân cây. Thậm chí, một số loài bonsai lá kim như thông gấm còn tiết ra hương thơm đặc trưng về chiều tối với bộ vẩy, bộ lá mang vẻ đẹp khác biệt.

Không phải ngẫu nhiên mà Phố núi Pleiku được mệnh danh là thành phố ngủ ngon nhất Việt Nam. Điều kiện tự nhiên về độ cao, khí hậu mát mẻ trong lành của thành phố cao nguyên không chỉ là môi trường lý tưởng cho sức khỏe con người mà còn là điểm chung cần thiết để nuôi dưỡng, thuần hóa và phát triển các loại cây lá kim và nghệ thuật bonsai lá kim, mang đến sự đa dạng về văn hóa nghệ thuật của thú chơi tao nhã lâu đời này.

Có thể bạn quan tâm

Du lịch Việt Nam vượt qua Singapore

Du lịch Việt Nam vượt qua Singapore

Nhiều trang tin thế giới vừa đồng loạt đánh giá Việt Nam đã vượt qua Singapore để trở thành điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất, hấp dẫn hàng đầu ở Đông Nam Á nhờ chính sách thị thực hấp dẫn, liên tục mở rộng các đường bay thẳng và ngày càng có nhiều thương hiệu khách sạn nổi tiếng.

Thác Ông Bà reo ca giữa rừng xanh

E-magazineThác Ông Bà reo ca giữa rừng xanh

(GLO)- Xã Ya Hội (huyện Đak Pơ) vốn được biết đến là vùng đất đa sắc màu văn hóa. Ngoài người Bahnar bản địa, Ya Hội còn có một số dân tộc phía Bắc. Đến thăm Ya Hội, du khách được trải nghiệm bên những con thác, dòng suối thơ mộng ẩn mình giữa núi non hùng vĩ. Và thác Ông Bà là một trong số đó.

Đi đâu, chơi gì 3 ngày nghỉ dịp giỗ Tổ Hùng Vương?

Đi đâu, chơi gì 3 ngày nghỉ dịp giỗ Tổ Hùng Vương?

Từ những chuyến khám phá thành phố sôi động và nghỉ dưỡng tại các bãi biển thư giãn, cho đến trải nghiệm văn hóa và du ngoạn vùng quê yên bình, du khách Việt đang tích cực tìm kiếm các điểm đến để tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương, từ ngày 8-10/3 âm lịch (tức từ ngày 5-7/4 dương lịch).