Thế giới có rất nhiều những kỳ quan thiên nhiên, nhưng tại thời điểm biên giới đang đóng cửa và việc đi lại bị hạn chế, việc chiêm ngưỡng những kỳ quan không phải là một lựa chọn thực tế đối với nhiều người. Rất may, công nghệ ngày nay cho phép chúng ta ngắm nhìn thế giới và ghé thăm những địa điểm kỳ diệu này chỉ thông qua màn hình máy tính.
Trong 50 năm qua, Ngày Trái đất nâng cao sự chú ý đến các tác động của con người đối với hành tinh và đóng vai trò là lời kêu gọi để bảo vệ thế giới tự nhiên.
Năm nay, Ngày Trái đất, ngày 22/4, là lời kêu gọi hành động là để ngăn chặn khủng hoảng khí hậu và bảo tồn các địa danh này cho các thế hệ mai sau. Nếu không, những kỳ quan này sẽ chỉ còn trong những bức ảnh trong 50 năm nữa.
Quần đảo san hô Florida Keys là một trong những nơi dễ bị tổn thương nhất ở Mỹ do ảnh hưởng của khủng hoảng khí hậu. Nhiệt độ đại dương cao hơn bình thường đang tẩy trắng các rạn san hô ở khu vực này. Nguy cơ mực nước biển dâng cao tiếp tục gia tăng. Biến đổi khí hậu cũng làm tăng khả năng tàn phá của những cơn bão nhiệt đới trong thời gian qua. Ảnh: Shutterstock
Alaska và Bắc Cực đang nóng lên nhanh gấp đôi so với các nơi khác trên Trái đất. Sự nóng lên nhanh chóng này đang làm tan chảy sông băng, tăng cường sự nở rộ của tảo, giết chết cá hồi và đốt cháy rừng. Ảnh: Shutterstock
Đỉnh Everest: Ngay cả đỉnh cao nhất trên Trái đất cũng không tránh khỏi khủng hoảng khí hậu. Sự tan chảy băng do nhiệt độ ấm hơn đã dẫn đến thảm thực vật gia tăng trên tất cả các khu vực thuộc nhiều độ cao khác nhau. Ảnh: Getty Images
Rạn san hô Great Barrier: Rộng hơn 344.000 km vuông, Great Barrier Reef là rạn san hô lớn nhất thế giới và là nơi trú ngụ của hơn 1.500 loài cá, 411 loài san hô cứng và hàng chục loài khác. Nhưng khi nhiệt độ đại dương ấm lên do khủng hoảng khí hậu, rạn san hô đang bị tẩy trắng - và các nhà khoa học lo ngại rằng nó có thể không bao giờ phục hồi. Đầu năm nay, rạn san hô này đã trải qua hiện tượng tẩy trắng hàng loạt lần thứ ba chỉ trong 5 năm qua. Ảnh: Shutterstock
Ruộng lúa ở Philippines: Trong 2.000 năm qua, những cánh đồng lúa cao của Philippines đã định hình cảnh quan của khu vực Cordillera trên đảo Luzon. Tuy nhiên, hiện nay, khu vực này dễ bị sạt lở hơn bao giờ hết vì những trận mưa cực đoan trở nên thường xuyên hơn trên khắp Đông Nam Á. Ảnh: Shutterstock.
Maldives: Quốc đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng này này là một trong những quốc gia nằm ở vị trí thấp nhất trên thế giới, với độ cao trung bình khoảng 1 mét so với mực nước biển. Khi mực nước biển tiếp tục tăng, những hòn đảo như thế này và có nguy cơ bị nhấn chìm dưới những con sóng trong những thập kỷ tới. Ảnh: Getty Images.
Giống như Bắc Cực, Nam Cực đang nóng lên nhanh hơn hầu hết các nơi khác trên thế giới và lục địa này đang trải qua những thay đổi đáng báo động. Mức nhiệt cao nhất từng được đo ở Nam Cực được ghi nhận trong năm nay, một tảng băng có kích thước của thành phố Atlanta đã vỡ ra từ một dòng sông băng và số lượng chú chim cánh cụt sống tại lục địa này cũng đang giảm dần. Những tác động của biến đổi khí hậu ở đây sẽ gây ảnh hưởng trên toàn thế giới. Lượng băng Nam Cực chứa đủ nước để tăng mực nước biển toàn cầu lên hơn 60 mét, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới. Ảnh: Getty Images
Sông Colorado đẹp như tranh vẽ, nhưng dòng sông này cũng cung cấp nước cho hơn 40 triệu người, từ Denver đến Los Angeles. Tuy nhiên, dòng chảy của nó đã giảm 20% so với thế kỷ trước, và các nhà nghiên cứu cho biết rằng cuộc khủng hoảng khí hậu là nguyên nhân đằng sau. Hơn một nửa sự suy giảm dòng chảy của sông có liên quan đến việc nhiệt độ tăng. Khi tình trạng ấm lên toàn cầu tiếp diễn, các nhà khoa học cho rằng nguy cơ “thiếu nước nghiêm trọng” đối với hàng triệu người dựa vào dòng sông này sẽ tăng lên. Ảnh: Getty Images.
Trong lịch sử hơn 1.000 năm của mình, Venice không lạ gì với lũ lụt. Tuy vậy, do tình trạng nước biển dâng, các vụ lũ lụt hàng năm đã trở nên phổ biến và gây thiệt hại ngày càng lớn. Mới năm ngoái, trong một sự trớ trêu tàn khốc, khu vực Veneto của thành phố đã bị ngập lụt chỉ vài phút sau khi hội đồng địa phương bỏ phiếu từ chối các biện pháp chống biến đổi khí hậu. Ảnh Getty Images.
Vườn Quốc gia Glacier (Sông băng): Cảnh quan mang tính biểu tượng của vườn quốc gia nổi tiếng này đã được “điêu khắc” bằng băng qua hàng ngàn năm. Tuy nhiên ngày nay, dòng sông băng này đang ở trong tình trạng nguy hiểm. Năm 1966, công viên quốc gia này có 35 sông băng được đặt tên. Vào năm 2015, 9 trong số này đã không còn và tất cả các sông băng của vườn quốc gia đã bị thu hẹp đáng kể so với năm 1966. Vườn quốc gia Glacier nằm ở phía Bắc tiểu bang Montana, giáp với các tỉnh Alberta và British Columbia của Canada. Ảnh: Shutterstock
Rừng nhiệt đới Amazon là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất thế giới. Thảm thực vật của rừng Amazon hấp thụ C02 dư thừa từ không khí và biến nó thành oxy cần để phát triển mạnh. Tuy vậy, nạn phá rừng bừa bãi đã tiêu diệt diện tích lên tới 8,4 triệu sân bóng đá trong thập kỷ trước và lá phổi xanh của Trái đất cũng bị tàn phá bởi hàng loạt vụ cháy rừng vào năm 2019. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rừng mưa nhiệt đới này có thể bắt đầu đóng góp nhiều khí gây nóng lên toàn cầu hơn thay vì hấp thụ vào năm 2050 - hoặc sớm hơn. Ảnh: Shutterstock
Chào đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, sáng 11/1, tại The Cliff Resort & Residencses (thành phố Phan Thiết, Bình Thuận) đã diễn ra Lễ hội Bánh chưng lần thứ 10 năm 2023 dành cho khách du lịch đang lưu trú và nghỉ dưỡng tại The Cliff Resort và thành phố Phan Thiết.
TP. Hồ Chí Minh hiện có rất nhiều nhà hàng 4-5 sao, đồng thời đã quy hoạch 22 tuyến phố ẩm thực, đây là động lực phát triển, phục vụ đa dạng ẩm thực từ trung đến cao cấp cho đối tượng là khách quốc tế.
Với mong muốn mang đến cho du khách trải nghiệm đặc biệt, chứng kiến không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão ở các đô thị hay vùng quê, nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành, điểm đến ở Nam Bộ đã sớm hoàn thiện sản phẩm, khai thác chùm tour, tuyến du lịch đón Xuân sớm.
Năm 2023, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút 5 triệu lượt khách quốc tế; khách nội ước đạt 35 triệu lượt khách và tổng thu du lịch ước đạt 160.000 tỷ đồng.
Giám đốc điều hành Alapati Krishna Mohan của Công ty lữ hành phương Nam đã chia sẻ danh sách các điểm đến trên thế giới nên đi trong năm 2023, trong đó đứng đầu danh sách này là Việt Nam.
Ngay từ kỳ nghỉ đầu tiên của 2023, nhiều địa phương trên cả nước tấp nập đón khách quốc tế, với hàng loạt sự kiện đánh dấu một năm khởi sắc khi du lịch toàn cầu đang hồi phục.
5 tuyến du lịch tại các quận, huyện Hà Nội sẽ được kết hợp với các tỉnh, địa phương để xây dựng nhiều sản phẩm mới, hấp dẫn nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Thủ đô.
Các đề xuất khôi phục thị trường, đường bay; tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ… sẽ được thảo luận tại hội nghị “Giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc sáng 9.1.
Hàng triệu khách Trung Quốc xuất ngoại từ 8.1, dấy lên hy vọng hồi phục cho ngành du lịch toàn cầu và Việt Nam được dự đoán là một trong những điểm đến hưởng lợi.
Với mong muốn kích cầu du lịch trên địa bàn từ nay đến Tết Quý Mão 2023, TPHCM xây dựng nhiều chiến lược bao gồm các chương trình, sự kiện đặc biệt nhằm thu hút du khách ghé thăm và trải nghiệm.
Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam có tín hiệu khả quan, trong đó chủ yếu là khách mang quốc tịch Hàn Quốc, Nga, Đức, Tây Ban Nha và đã bắt đầu có khách từ thị trường Ấn Độ, Trung Đông, Đông Âu.
Sự trở lại của khách Trung Quốc được kỳ vọng giúp ổn định dòng khách quốc tế đến Việt Nam, song song với loạt nỗ lực trong nước nhằm phục hồi ngành công nghiệp không khói này cho năm Quý Mão.
Ngay sau khi Trung Quốc thay đổi chính sách chống dịch, nhiều đơn vị lữ hành, các địa phương nhanh chóng triển khai kế hoạch đón khách Trung Quốc vào Việt Nam và đưa khách đi Trung Quốc du lịch.
Mới đây, tờ Wanderlust (Anh) vừa đưa ra danh sách gợi ý những điểm đến thú vị nhất thế giới cho chuyến đi mới (top new trips) của du khách năm 2023, trong đó có Việt Nam.
Sau dịch bệnh COVID-19, ngành du lịch tỉnh Kon Tum đang trên đà phục hồi và phát triển trở lại. Năm 2023, Kon Tum dự kiến đón hơn 1,3 triệu du khách đến trải nghiệm không gian văn hóa, hòa mình với thiên nhiên.
Diễn ra từ ngày 26-31/12, Tuần Văn hóa-Du lịch Măng Đen năm 2022 gồm nhiều hoạt động như triển lãm văn hóa truyền thống Tây Nguyên; diễn tấu văn hóa Cồng chiêng-xoang, các nhạc cụ truyền thống...
Khán giả thật sự mãn nhãn, hòa mình vào không khí náo nhiệt của âm nhạc, ánh sáng và vũ điệu đường phố với những tiết mục đặc sắc của các vũ công quốc tế kết hợp cùng nghệ thuật xiếc của Việt Nam.