Ngắm nghê Việt tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Tối 15/11, đông đảo người dân Thủ đô và du khách được tận mắt ngắm hình ảnh, tư liệu linh vật nghê Việt tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám trong một triển lãm mang tên “Tư liệu linh vật nghê Việt”.

Hình tượng linh vật Nghê Việt được trưng bày tại triển lãm. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Hình tượng linh vật Nghê Việt được trưng bày tại triển lãm. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN



Triển lãm do Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp với Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Không gian Văn hóa Hoa Lư tổ chức.

Hơn 200 hình ảnh, tư liệu linh vật nghê được trưng bày theo các nội dung: Nguồn gốc, đặc điểm tạo hình, phân loại linh vật nghê Việt, so sánh linh vật nghê Việt với linh vật một số quốc gia; nghê chốn chùa chiền; nghê chốn cung vua, phủ chúa; nghê chốn lăng tẩm, đền miếu; nghê tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám; nghê chốn đình làng và các hiện vật bảo tàng.

Đặc biệt, người dân và du khách còn được xem một số phiên bản tượng linh vật nghê thế kỷ XVII tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Vua Đinh Tiên Hoàng (huyện Hoa Lư, Ninh Bình).


 

 Một mẫu linh vật nghê Việt tại triển lãm. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Một mẫu linh vật nghê Việt tại triển lãm. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN



Triển lãm nhằm giới thiệu về nghê, linh vật rất quen thuộc, gần gũi với người Việt Nam, giúp mọi người phân biệt rõ hình tượng linh vật nghê của Việt Nam với các linh vật của nước ngoài.

Đồng thời, triển lãm cũng nhằm nâng cao nhận thức của xã hội trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản mỹ thuật truyền thống, lành mạnh môi trường thẩm mỹ của cộng đồng, giữ gìn truyền thống văn hóa.


 

Nghê là linh vật gần gũi với người Việt. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Nghê là linh vật gần gũi với người Việt. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN



Nghê là linh vật đã tồn tại từ lâu trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Thời gian qua, linh vật này rơi vào lãng quên và bị thay thế bởi những linh vật không phù hợp với văn hóa Việt Nam. Những linh vật ngoại lai xuất hiện ở nhiều nơi, từ di tích đến nơi công sở, từ tư gia đến nơi công cộng, khiến không ít người nhầm lẫn cho rằng đó là linh vật của người Việt.

 

 
Khách tham quan triển lãm trong tối khai mạc. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Khách tham quan triển lãm trong tối khai mạc. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN



Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám chia sẻ: Sự kiện này cùng với nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh ngày Di sản văn hóa Việt Nam, những giá trị tốt đẹp của cha ông luôn được gìn giữ, là mạch nguồn nuôi dưỡng tình yêu với văn hóa dân tộc.

Triển lãm mở cửa đến hết ngày 15/2/2019.

Đinh Thuận (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.