(GLO)- Theo TTXVN, Điện Kremlin ngày 28/12 đã gạt bỏ kế hoạch hoà bình gồm 10 điểm của Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky rằng, đề xuất chấm dứt xung đột ở Ukraine phải tính đến “những thực tế hiện nay” ở 4 vùng đất đã gia nhập vào Nga.
Phái đoàn Nga và Ucraine tại cuộc đàm phán chấm dứt xung đột Nga-Ucraine ở Belarus tháng 3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Thái độ này đồng nghĩa Nga không ủng hộ hội nghị thượng đỉnh hòa bình tại trụ sở Liên Hợp Quốc theo kế hoạch mà Ucraine đề xướng mới đây.
Tổng thống Ukraine Zelensky hiện đang thúc đẩy kế hoạch 10 điểm đưa ra lần đầu tiên vào tháng 11. Ông thảo luận với Tổng thống Mỹ Joe Biden và các lãnh đạo khác và thúc giục một hội nghị hoà bình toàn cầu dựa trên đề xuất này.
Kế hoạch đó nêu điều kiện Nga rút quân khỏi các vùng đất của Ucraine, nghĩa là Nga phải từ bỏ 4 vùng đã sáp nhập, cùng với bán đảo Crimea mà Nga sáp nhập năm 2014.
Đáp lại yêu cầu của Kiev, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: “Không có kế hoạch hoà bình nào cho Ukraine mà trong đó không tính đến những thực tế hiện nay liên quan đến lãnh thổ Nga, với việc 4 vùng gia nhập vào Nga. Các kế hoạch không tính đến những thực tế này thì không thể hòa bình”.
Tháng 9 năm nay, Nga tuyên bố các vùng Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia trở thành một phần lãnh thổ của mình, sau khi các cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức. Ukraine và phương Tây bác bỏ.
Điện Kremlin nhiều lần khẳng định sẵn sàng đối thoại với Ukraine, nhưng không thấy Kiev cũng sẵn sàng như mình, chính vì có sự khác biệt của đôi bên về vấn đề thực thể hiện hữu. Nga cho Kiev không thật sẵn sàng đối thoại là vì không thừa nhận 4 vùng đã sáp nhập, cùng với bán đảo Crimea vào Nga.
Vài ngày trước, ngoại trưởng Ucraine Dmytro Kuleba đề xuất một hội nghị thượng đỉnh hòa bình vào tháng 2/2023 tại trụ sở Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, và Tổng thư ký Antonio Guterres làm trung gian hòa giải.
Văn phòng Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho biết sẵn sàng làm nhiệm vụ trên khi tất cả các bên bao gồm Nga, nhất trí với điều đó.
Từ khi bùng phát xung đột tại Ucraine đến nay, nhiều vòng đàm phán hòa bình giữa Nga và Ucraine đã diễn ra nhưng chưa có bước đột phá để chấm dứt.
Trong một diễn biến khác, ngoại trưởng Nga Lavrov nhấn mạnh Nga đã trao đổi với Mỹ về vấn đề “ Mỹ không muốn chiến tranh trực tiếp với Nga”.
Nhưng theo RAND, báo cáo của tổ chức tư vấn phục vụ quân đội Mỹ- công bố mô tả chiến lược leo thang của Mỹ trong cuộc đối đầu với Nga. Tổ chức này cho rằng, dù kêu gọi đàm phán nhưng Mỹ không có ý định đóng băng xung đột Nga- Ucraine.
TS ( từ TTXVN, Nhân dân điện tử, TPO)