Nâng tầm và khẳng định thương hiệu Festival nghề truyền thống Huế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 8 - năm 2019 với chủ đề "Tinh hoa nghề Việt", diễn ra từ ngày 26/4-2/5.

Đây không chỉ là nơi hội tụ những người thợ thủ công Huế và khắp mọi miền của Tổ quốc, mà còn thu hút sự tham gia của các thành phố thuộc Hàn Quốc, Nhật Bản. Tại đây, tài năng của các nghệ nhân được mọi người biết đến rộng rãi, từ đó tạo ra động lực mạnh mẽ tiếp sức cho sự "hồi sinh" và phát triển của nhiều cơ sở làng nghề truyền thống.

 

Một sản phẩm mới sắp được trưng bày trong không gian sen tại Festival nghề truyền thống Huế 2019.
Một sản phẩm mới sắp được trưng bày trong không gian sen tại Festival nghề truyền thống Huế 2019.



Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND thành phố Huế, Trưởng ban Tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế 2019 cho biết, mỗi kỳ Festival nghề truyền thống Huế được tổ chức thành công, đã góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu xây dựng thành phố Huế xứng đáng là thành phố Văn hóa ASEAN, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

Kết quả từ một vài nghề lựa chọn tham gia ban đầu, Festival nghề truyền thống Huế đang từng bước hướng đến tính quốc tế với sự tham gia của các nghề thủ công truyền thống nổi tiếng đến từ một số quốc gia trên thế giới thông qua mối quan hệ hợp tác, hữu nghị mà Huế với uy tín của mình đã thiết lập.

Đến thời điểm hiện tại, Festival nghề truyền thống Huế 2019 có 8 thành phố có quan hệ kết nghĩa, hợp tác với Huế và 3 Hiệp hội nghề, doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Brazil với 68 nghệ nhân tham dự.

Trong những năm gần đây, mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa thành phố Huế và các thành phố của Hàn Quốc ngày càng mật thiết. Sự tham gia của các thành phố, Hiệp hội thủ công truyền thống từ Hàn Quốc tại Festival nghề truyền thống Huế sẽ kết nối, góp phần phát triển tốt đẹp quan hệ giữa thành phố Huế và các thành phố ở Hàn Quốc nói riêng,  sự giao lưu, quảng bá văn hóa giữa hai đất nước Việt Nam - Hàn Quốc nói chung.

Đến với Festival nghề truyền thống Huế từ năm 2015, thành phố Gyeongju (Hàn Quốc) giới thiệu với lễ hội nghệ thuật làm tóc truyền thống và nghề gốm, hy vọng góp phần đem đến những trải nghiệm mới, thú vị cho du khách và người dân Huế.

Tại Festival nghề truyền thống Huế 2017, thành phố Dongnae (Hàn Quốc) giới thiệu các sản phẩm thủ công truyền thống đa dạng, phong phú như sản phẩm thủ công Gyubang, nút thắt truyền thống Hàn Quốc, vòng cổ, phụ kiện khảm xà cừ sơn mài truyền thống, búp bê truyền thống… đã đem lại sự thích thú cho du khách tham quan.

Đặc biệt, ngoài hoạt động triển lãm các sản phẩm thủ công truyền thống, Hàn Quốc còn tổ chức hoạt động chiếu phim và giao lưu với đạo diễn, diễn viên tại Festival nghề truyền thống Huế. Tại Festival nghề truyền thống Huế 2019, bản sắc văn hóa truyền thống Hàn Quốc sẽ tiếp tục giới thiệu sự tham gia của các nghệ nhân đến từ thành phố Gyeongju, thành phố Dongnae, Hiệp hội nghề truyền thống Hàn Quốc, Hiệp hội triển lãm nghề Cheongju và Hiệp hội thợ thủ công Namyangju.

Các sản phẩm được giới thiệu, trưng bày tại Không gian trưng bày và thao diễn các sản phẩm nghề thủ công truyền thống của đất nước Hàn Quốc bao gồm: Sản phẩm khay truyền thống làm từ chất liệu đồng Hàn Quốc, Hanbok - trang phục truyền thống của Hàn Quốc và các sản phẩm làm từ giấy truyền thống của Hàn Quốc (Hanji).

Đặc biệt, lần đầu tiên tham gia Festival nghề truyền thống Huế 2019, Hiệp hội thợ thủ công thành phố Namyangju, tỉnh Gyeonggi, sẽ giới thiệu các sản phẩm thủ công khảm xà cừ và sơn mài truyền thống với gần 20 loại sản phẩm khác nhau như hộp trang sức, hộp tài liệu, trâm cài áo, bình gốm… được kết hợp giữa phương pháp truyền thống và kỹ thuật sản xuất hiện đại.


 

 Thành phố Huế đang gấp rút dựng các nhà rường bên bờ sông Hương làm không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống.
Thành phố Huế đang gấp rút dựng các nhà rường bên bờ sông Hương làm không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống.



Nhật Bản tham gia Festival nghề truyền thống Huế từ năm 2013. Lúc đó, thành phố Saijo - Nhật Bản giới thiệu đến công chúng và du khách trang phục truyền thống của người dân Saijo và ẩm thực Nhật Bản tạo cảm giác mới mẻ và thú vị cho du khách.

Thành phố Saijo trở lại Festival nghề truyền thống Huế 2015 với nhiều sản phẩm truyền thống đặc trưng như: Trang phục Kimono; những sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm bằng giấy thủ công truyền thống của Nhật Bản như búp bê, lồng đèn, phong bì… thu hút đông đảo sự quan tâm của du khách và người dân Huế trong những ngày diễn ra Festival.

Festival nghề truyền thống Huế 2017, bên cạnh sự trở lại của thành phố Saijo, nhiều thành phố và doanh nghiệp Nhật Bản đã tích cực tham gia như thành phố Takayama, thành phố Shizouka và Công ty Thêu Shuei.

Đến với Festival nghề truyền thống Huế 2019, ba thành phố của Nhật Bản là Takayama, Sasayama và Saijo sẽ giới thiệu đến công chúng nhiều sản phẩm nghề độc đáo như gốm, sơn mài, điêu khắc...

Sự tham gia Festival nghề truyền thống Huế thu hút sự tham gia của các thành phố quốc tế cho thấy sức hút của lễ hội không chỉ là nơi tôn vinh các nghệ nhân, nghề, làng nghề truyền thống trong và ngoài tỉnh, mà còn là nơi thúc đẩy mối quan hệ giao lưu, hợp tác, hữu nghị tốt đẹp giữa Huế và các thành phố kết nghĩa ngày càng bền chặt, phát triển.

Theo Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế, ngoài việc cử các nghề truyền thống đến tham dự, có tổng cộng 17 đoàn khách quốc tế và 11 thành phố, tổ chức quốc tế tham dự Festival Nghề truyền thống Huế 2019, gồm: 3 thành phố của Nhật Bản (Takayama, Sasayama, Saijo); 3 thành phố thuộc Hàn Quốc (Gyeongju, Namyangju, Dongnae); thành phố Konya (Thổ Nhĩ Kỳ); thành phố São Luíx (Brazil). Ngoài ra, còn có Hiệp hội nghề truyền thống Hàn Quốc, Hiệp hội triển lãm nghề Cheongju (Hàn Quốc), Công ty Lục Thuận Đại Tử Sa (thành phố Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) tham dự.

Festival nghề truyền thống Huế 2019 cũng đã thu hút 16 nhóm nghề, với sự tham gia của 62 làng nghề, cơ sở nghề và trên 350 nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, bàn tay vàng đến từ các làng nghề nổi tiếng trong cả nước: Hà Giang, Hòa Bình, Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đà Lạt, Đồng Tháp, Hưng Yên và Thừa Thiên - Huế.

Bên cạnh giới thiệu sản phẩm độc đáo của các nghề, làng nghề truyền thống, ngành y học cổ truyền vốn là đặc trưng của Huế, vì vậy tại Festival nghề truyền thống Huế 2019 sẽ có hình thức tổ chức cho các thầy thuốc đông y khám chữa bệnh và phô diễn tài năng.

Festival nghề truyền thống Huế 2019 là sự kiện kinh tế và văn hóa lớn, nhằm tôn vinh những giá trị tinh hoa của di sản, nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh các ngành nghề thủ công truyền thống, gắn các sản phẩm truyền thống với giá trị tăng trưởng của du lịch trong nước và quốc tế...

Quốc Việt (TTXVN)
 

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.