Năm Nhâm Dần nghe chuyện voi hổ đấu nhau tại Hổ Quyền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hổ Quyền được xây dựng vào thời nhà Nguyễn nhằm tổ chức các trận tử chiến giữa voi và hổ cho nhà vua, triều thần và dân chúng xem.
Những ngày đầu năm Nhâm Dần 2022, ở Huế mưa xuân khiến nhiệt độ xuống thấp nên se lạnh. Vậy nhưng nhiều bạn trẻ vẫn dẫn nhau lên đồi Long Thọ ở phường Thủy Biều, TP Huế (cách Kinh thành Huế tầm 4 km) để tham quan di tích Hổ Quyền. Tại đây họ được chiêm nghiệm một kiến trúc là đấu trường được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn dùng để tổ chức những trận tử chiến giữa voi và hổ cho nhà vua, đình thần và dân chúng xem, đồng thời luyện tập cho voi quen với không khí chiến đấu lúc lâm trận.
Di tích Hổ Quyền nhìn từ trên cao.
Di tích Hổ Quyền nhìn từ trên cao.
Trường đấu Hổ Quyền được xây dựng năm Canh Dần (1830), một di tích đặc biệt và độc đáo của Việt Nam, di tích quý hiếm của thế giới. Hổ Quyền đã được công nhận là di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 2009/1998 QĐ/BVHTT, ngày 26-9-1998.
Hổ Quyền được cấu trúc khá đơn giản nhưng rất chắc chắn. Vật liệu xây bằng gạch vồ, đá thanh và vôi vữa tốt, cho nên ngày nay đấu trường vẫn còn khá nguyên vẹn.
Hổ Quyền gồm hai vòng tròn đồng tâm. Vị trí này là nơi dành cho vua ngồi xem voi hổ đấu
Hổ Quyền gồm hai vòng tròn đồng tâm. Vị trí này là nơi dành cho vua ngồi xem voi hổ đấu
Hồ Quyền là một đấu trường lộ thiên hình vành khăn. Kết cấu bởi hai vòng tường thành hình tròn đồng tâm. Vòng trong có tường cao 5,9 m, vòng ngoài cao 4,75 m (kể cả lan can), cả hai vòng tường cộng với dải đất ở giữa tạo thành một bề dày 4 m ở đỉnh và 5 m ở chân thành. Mặt trên của dải đất cao bằng vòng tường ngoài, tạo thành con đường chạy vòng tròn (chỉ gián đoạn ở khán đài vua ngồi). Đường kính lòng chảo là 44 m, chu vi tường ngoài 140 m.
Di tích Hổ Quyền.
Di tích Hổ Quyền.
Quanh vòng tường thành có trổ 5 chuồng hổ và một cửa vòm lớn dành cho voi ra vào chiến đấu. Cửa voi đi rộng 1,90m, cao gần 4m, con đường trên cửa vòm được thu hẹp bằng một cây cầu, cửa vòm có hai cánh bằng gỗ lớn, bản lề bằng đá. Đối diện với khán đài vua ngồi là 5 chuồng hổ.
5 chuồng hổ ra.
5 chuồng hổ ra.
Khán đài vua ngồi quay mặt về hướng Nam, xây cao hơn khán đài bình thường chạy quanh đấu trường. Ở chỗ khán đài vua ngồi, thân của đấu trường được nới rộng ra về bề dày. Bên trái khán đài là hệ thống bậc cấp đi lên gồm 24 cấp dành cho vua và các hoàng thân quốc thích, đại thần. Hai bên có hai hệ thống tường xây bằng gạch hoa đúc rỗng. Bên phải khán đài có một hệ thống bậc cấp khác xây tương tự dành cho quan chức và binh lính.
Hệ thống kéo và hạ cửa chuồng hổ.
Hệ thống kéo và hạ cửa chuồng hổ.
Trong ngày thi đấu, dân chúng và hương chức quanh vùng đặt hương án, lễ vật trên đoạn đường vua đi qua. Đấu trường được trang trí bởi nghi trượng, cờ, lọng. Có một đội lính mặc áo đỏ đội nón sơn, cầm khí giới nghiêm trang cung kính đứng hai bên đường từ đấu trường đến bến sông.
Cửa voi ra đấu trường.
Cửa voi ra đấu trường.
Di tích Hổ Quyền vừa được trùng tu.
Di tích Hổ Quyền vừa được trùng tu.
Đúng giờ Ngọ, vua ngự thuyền rồng từ Nghênh Lương Đình, dọc theo sông Hương để lên bến Long Thọ. Vua lên kiệu che bốn lọng và bốn tàn vàng, đi trước là Ngự lâm quân, Thị vệ cầm cờ Tam tài, cờ Ngũ hành, cờ Nhị thập bát tú, gươm tuốt trần; tiếp theo là đội nhạc cung đình.
Trận đấu cuối cùng tại Hổ Quyền diễn ra vào năm 1904 dưới thời vua Thành Thái.
Bên trên tường thành Hổ Quyền.
Bên trên tường thành Hổ Quyền.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, từ khi xây dựng Hổ Quyền, nghi thức tổ chức các trận quyết đấu giữa voi và hổ trở nên trang trọng hơn trước. Những trận tử chiến giữa voi và hổ thường được triều đình nhà Nguyễn tổ chức mỗi năm một lần. Ngày diễn ra trận đấu, dân chúng địa phương ở trong vùng cũng đặt hương án, lễ vật.
Quang Nhật (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.