Năm 2030, Sa Pa trở thành khu du lịch chuẩn quốc tế

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Du khách nước ngoài chụp ảnh đồng bảo dân tộc ở Sa Pa.
Du khách nước ngoài chụp ảnh đồng bảo dân tộc ở Sa Pa.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai vừa công bố Quy hoạch đô thị du lịch Sa Pa trở thành khu du lịch nổi tiếng theo tiêu chuẩn quốc tế vào năm 2030, trong đó đề ra mục tiêu đón 3 đến 4 triệu lượt khách, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,2%/năm.

Đây không chỉ là trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng tầm cỡ quốc gia, quốc tế mà còn là một trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh Lào Cai, cầu nối giao lưu văn hóa giữa các dân tộc vùng núi phía Bắc, cầu nối giao thương trọng điểm của tỉnh trong vùng núi Tây Bắc và vùng biên giới Việt-Trung.

Theo đó, đô thị Sa Pa và vùng phụ cận sẽ được phân thành 5 vùng du lịch chính. Các vùng du lịch phát triển trên cơ sở các không gian du lịch đặc trưng (gồm không gian du lịch đô thị, không gian du lịch di sản gắn kết với cảnh quan sinh thái nông nghiệp, không gian du lịch khám phá cảnh quan sinh thái nguyên sinh, không gian du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc).

Mạng lưới điểm du lịch sẽ phát triển dựa trên hệ thống điểm du lịch hiện hữu; bổ sung và phát triển các tuyến du lịch mới như tuyến du lịch liên kết các núi, tuyến du lịch liên kết các không gian nông nghiệp.

Cấu trúc đô thị bao gồm đô thị du lịch Sa Pa và vùng phụ cận.Đô thị trung tâm Sa Pa là khu vực phát triển dựa trên thị trấn Sa Pa được chia làm 9 phân khu chính, bao gồm: Khu vực đô thị trung tâm với quy mô dân số dự kiến là 13.000 người, diện tích đất tự nhiên 363ha; khu vực đô thị mới, khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp; khu du lịch núi Hàm Rồng; khu du lịch kết hợp sản xuất nông nghiệp chất lượng cao; khu nông nghiệp sinh thái cảnh quan; khu đô thị Ô Quý Hồ; khu vực sản xuất nông nghiệp đặc hữu; khu lâm viên núi Ông Chúng; khu vực rừng bảo tồn.

Các vấn đề như quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường được quan tâm, đảm bảo tính đồng bộ, hài hòa giữa không gian đô thị hiện đại và cảnh quan thiên nhiên.

Quy hoạch là kết quả của sự hợp tác giữa UBND tỉnh Lào Cai với các chuyên gia vùng Aquitaine - Cộng hoà Pháp trên cơ sở được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam, sự ủng hộ của các Bộ ngành Trung ương nhằm thúc đẩy Sa Pa trở thành khu du lịch nổi tiếng với tiêu chuẩn quốc tế.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Với diện tích hơn 413.511 ha, cao nguyên Kon Hà Nừng sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ cùng nhiều thắng cảnh phù hợp cho du lịch sinh thái. (Ảnh đơn vị cung cấp).jpg

Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng

(GLO)- Bên cạnh các giải pháp như xây dựng quy chế, kế hoạch quản lý, bảo vệ môi trường thì đẩy mạnh truyền thông là một trong những giải pháp hữu hiệu được đưa ra tại diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng vừa được tổ chức ngày 15-11 tại TP. Pleiku.

Du lịch Khánh Hòa sắp thu nhiều tiền nhất từ trước đến nay

Du lịch Khánh Hòa sắp thu nhiều tiền nhất từ trước đến nay

Sở Du lịch Khánh Hòa cho biết, trong 10 tháng, tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 47.000 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ, vượt 17,2% kế hoạch. Dự kiến, năm nay Khánh Hòa sẽ đón hơn 10 triệu lượt khách du lịch, doanh thu từ hoạt động du lịch trên 50.000 tỷ đồng - mức cao nhất từ trước đến nay.

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

(GLO)- Qua 3 ngày đầu diễn ra với nhiều chương trình ý nghĩa (từ ngày 8 đến 10-11), Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya 2024 để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách về một vùng đất, một loài hoa đã góp phần làm nên biểu tượng của du lịch Gia Lai.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.