Mỹ tài trợ 11,3 triệu USD giúp Việt Nam giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ngày 15-11, Phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Việt Nam thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lễ khởi động dự án mới nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua các hành động tập thể do Việt Nam dẫn dắt.

Việt Nam và Mỹ khởi động dự án mới
Việt Nam và Mỹ khởi động dự án mới "Giảm thiểu ô nhiễm". Ảnh: USAID

Dự án giảm thiểu ô nhiễm do USAID tài trợ sẽ giải quyết nhiều nguồn gây ô nhiễm môi trường. Dự án sẽ kết nối các bên tham gia trong những lĩnh vực khác nhau để hợp tác, xác định cách giải quyết vấn đề chung và cùng hành động.

Dự án sẽ được triển khai trong 5 năm, ngân sách khoảng 11,3 triệu USD do đối tác của USAID là Tổ chức Winrock International phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện.

Thông qua quá trình tham vấn rộng rãi với các cơ quan chính phủ có thẩm quyền, cộng đồng địa phương và các chuyên gia môi trường, Dự án Giảm thiểu ô nhiễm đã xác định được 6 sáng kiến tác động tập thể phản ánh ý chí chính trị mạnh mẽ, sự lãnh đạo của cộng đồng và sự tham gia của các đối tác khu vực tư nhân để giải quyết các thách thức về ô nhiễm môi trường, bao gồm: Doanh nghiệp, cộng đồng và người tiêu dùng tiên phong có trách nhiệm giảm thiểu rác thải nhựa (P3CR); xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải nhựa y tế; giảm thiểu ô nhiễm không khí từ giao thông đường bộ; giảm thiểu ô nhiễm không khí từ hoạt động đốt mở; giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề và xây dựng nền tảng công khai thông tin môi trường minh bạch.

Mỹ và Việt Nam đang chuẩn bị kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện. Dự án Giảm thiểu ô nhiễm tiếp tục là một minh chứng cho thấy Mỹ và Việt Nam hợp tác chiến lược cùng nhau để giải quyết các vấn đề bức thiết nhất của thế giới, như vấn đề khí hậu.

PHƯƠNG VI(tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.
Chở đất lên núi

Chở đất lên núi

Sống trên núi, nhưng lại không có đất để san lấp các công trình, dự án, chủ đầu tư phải xuống các huyện miền xuôi mua đất với quãng đường vận chuyển hàng trăm ki lô mét. Nghịch lý này đang diễn ra ở các huyện miền núi Nghệ An.