Mùa thông xanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi những cơn mưa mùa trên cao nguyên vừa tạm dứt, đó là lúc những trái thông lăn tròn theo mưa, kiên nhẫn vùi trong lớp đất, cựa mình cho một cuộc tái sinh. Mùa của thông xanh bắt đầu.

Đà Lạt vốn dĩ đẹp một phần bởi những rừng thông. Từ TP HCM qua Bảo Lộc sau đó vượt đèo Prenn, hay đi từ Đắk Lắk qua Lâm Hà rồi đến Nam Ban và có thể qua đèo Ngoạn Mục từ Ninh Thuận hoặc từ Nha Trang vượt đèo Khánh Lê, bạn sẽ gặp một mùa thông xanh ở Đà Lạt vào tháng 9 cho đến tháng 10.

Trên các triền núi là những cây thông ba lá đang nghiêng chào đất trời, bạn sẽ có một cảm giác vô cùng lạ lẫm như vừa gặp một thương yêu mình đang kiếm tìm. Và chắc hẳn rằng bạn đã từng phóng xe đi thật xa, thoát khỏi đô thị dốc nối dốc, nhà chen nhau tạo thành một mảng bê-tông ở trung tâm thành phố, thoát ra đi vào những con đường xa, để ngắm những cây thông cứ vươn thẳng, kệ lũng sâu, kệ núi cao. Trên những đồi thông bạn gặp, có từng thảm lá thông khô để bạn gom làm chỗ ngồi, dựa vào gốc cây sần sùi ấy mà đưa mắt ngắm nhìn cảnh vật. Bạn bè ở nhà sẽ nhắn gửi: "Nhặt cho mình ít trái thông". Trái thông ư? Tới mùa, trái thông rụng xuống, những trái thông giống như là đàn con không quên nguồn gốc của mình, có trái dài, có trái bầu dục với lớp vảy bên ngoài để giúp nó đi xa, nương theo những dòng nước của các cơn mưa mùa, rồi cắm vào một mảnh đất nào đó, âm thầm cho một cuộc tái sinh.

Nhìn trong rừng thông ấy, chắc chắn có rất nhiều trái thông rơi rụng, những trái thông vương chân người. Số phận của những trái thông được du khách chọn đem về sẽ tạo cho nó một đời sống khác, có thể là quà tặng cho một cuộc tình, có thể được tẩy rửa, sơn lên một lớp dầu bóng và đặt trên bàn học của một cô cậu học trò nào đó.

 

 Dưới tán thông xanh Đà Lạt
Dưới tán thông xanh Đà Lạt


Tôi đã đi qua những rừng thông Đà Lạt như thế đó. Là rừng thông trên con đường uốn lượn trên cung đường đến Làng Cù Lần, cây thông cô đơn hay leo lên rừng thông trong mùa cỏ hồng tháng ba. Tôi cũng đã đi bộ trên con dốc tù lưng chừng đỉnh Lang Biang chỉ để ngắm những cây thông và khi qua đèo Prenn, quay quắt tìm một ngôi nhà ẩn khuất trong trùng trùng thông ở Phương Bối.

Cây thông đứng thẳng, cây thông mọc từng cánh rừng và chỉ có thông, rất khó cho một loài cây nào chen vào. Và đặc biệt, khi bắt đầu một ngày mới, khi nắng bắt đầu vỗ về từng chiếc lá, thông thở nhẹ nhàng - khi đó bạn sẽ nghe được mùi lá thông lúc đi qua rừng thông.

Còn bây giờ, khi những cơn mưa mùa trên cao nguyên vừa tạm dứt, đó là lúc những trái thông lăn tròn theo mưa, kiên nhẫn vùi trong lớp đất, cựa mình cho một cuộc tái sinh. Mùa của thông xanh bắt đầu.

Đó là bạn gặp trên cung đường bạn đi qua những rừng lau trắng vẫy chào, là những lối nhỏ ven đường đầy rêu xanh, cùng một loại hoa không cần gieo hạt, cứ ríu rít mọc và nở những bông hoa trắng nhỏ: Hoa Xuyến Chi. Điều ngạc nhiên nữa chính là bạn chạm gặp một mùa thông xanh rất mới, dẫu có thể bạn vừa đi qua cung đường này trước khi mùa mưa tới. Đó là những cây thông non hớn hở vươn nhanh, có khi chỉ là bám vào một phiến đá, có khi chỉ bám vào một vách đất, cũng có cây nhóm hy vọng bên cạnh vệ đường. Những trái thông rụng từ mùa cũ, có bao nhiêu trái được may mắn bám rể cho một cuộc sinh tồn? Chắc rất ít. Lúc đó, lá thông non tỏa ra một mùi hương thơm dịu dịu. Giữa nõn nà cây thông con, trong mùi hương lá thông ấy là cảm giác của người đi ngang qua sự thanh thản và yêu đời đến lạ.

Không nói đến sự cay nghiệt của quy luật sinh tồn, sự đẹp đẽ kia khi qua mùa nắng để còn ở lại, sau đó thành những cây thông vươn cao là cả một cuộc sinh tồn cay nghiệt. Chỉ là cảm nhận một mùa thông xanh trong cõi đời này vốn dĩ đã làm cho lòng quá nhiều vương vấn.

Bài và ảnh: KHUÊ VIỆT TRƯỜNG
(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.