Mùa sen

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khi cơn mưa đầu mùa bất chợt ùa về, ấy cũng là lúc đánh thức những mầm sen đầu tiên nhú lên giữa mặt hồ hay những đầm lầy nơi thôn dã. Sen ủ sâu trong bùn đất, đợi mùa gọi rồi khe khẽ cựa mình bằng những đọt chồi lấm tấm phù sa, bắt đầu một hành trình sống đầy kiêu hãnh.

Tháng 5, mùa sen về giữa xôn xao khung trời mùa hạ, góp thêm sắc hương tao nhã, ngọt lành. Ta cùng thưởng ngoạn và suy tư về một loài hoa hiện thân cho lẽ sống thanh cao “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, để rồi những “nhị vàng, bông trắng, lá xanh” ấy cộng hưởng thành khúc giao cảm tròn trịa, đẹp đẽ của danh xưng loài hoa từng 1 lần được bầu chọn là Quốc hoa của Việt Nam tại triển lãm “Lễ hội hoa xuân và đồ uống Tết 2011”.

Những bông hoa sen nở đầu mùa đẹp đến nao lòng. Ảnh: Gia Hân
Những bông hoa sen nở đầu mùa đẹp đến nao lòng. Ảnh: Gia Hân


Mỗi loài hoa, màu hoa đều sở hữu những vẻ đẹp riêng. Loài kiêu sa đài các, loài giản dị khiêm nhường, riêng sen thì vừa nền nã, dịu dàng lại trắng trong, thuần khiết. Vẻ đẹp ấy thường được ví von, so sánh với những nhân cách, tấm lòng thảo thơm, đôn hậu. Đứng trước vẻ tĩnh lặng của sen, ta chợt thấy lòng mình dịu lại, bỗng an yên đến lạ thường, ta yêu cái sạch trong của tâm sen, tình sen ngan ngát hương đời nhân ái.

Trên những gánh hàng hoa chen chân theo các bà, các chị vào phố mỗi sớm mai, sen cũng góp mặt mang theo vị quê, tình quê ngọt đằm, thơm thảo. Nhiều người tranh thủ mỗi mùa hoa đi qua rất nhanh ấy để kịp mang những búp sen hồng, sen trắng về nhà, níu giữ đời sen thanh tao ở lại dù chỉ đôi khoảnh khắc. Thú chơi sen đã có từ lâu của những tâm hồn tinh tế, biết yêu cái đẹp, tôn thờ nét thanh cao, đầy ý vị của một loài hoa nhuận hương, đằm sắc.

Giữa mùa sen, còn thêm một thú tiêu khiển tao nhã khác không thể bỏ qua là thưởng trà sen. Trà sen cầu kỳ từ khâu hái sen từ sáng sớm, chọn những búp sen đẫy đà, tách nhẹ từng cánh mỏng cho trà vào ủ và vuốt thật phẳng phiu, sau đó buộc lại cẩn thận và gói thêm bên ngoài bằng một lớp lá sen. Công phu hơn, vào hoàng hôn hôm trước, người ta chèo thuyền ra giữa đầm rồi bỏ vào những búp sen một nhúm trà nhỏ, đến sáng hôm sau lại ra đầm sen lấy lại những nhúm trà đã được ướp hương suốt đêm dài. Ngay cả nước dùng để pha trà cũng phải được hứng từ những lá sen đọng đầy sương sớm. Có lẽ đây là cách thưởng trà độc đáo có một không hai nên không ngoa khi khẳng định tách trà sen chính là “thiên cổ đệ nhất trà”.

Đời sen đi qua, khi mặt đầm eo sèo chớm ngọn heo may, những đài sen rủ xuống thì ngay lúc này sen lại cho hạt, cho củ, tiếp tục một sứ mệnh khác là góp tên mình cho những công thức ẩm thực thuần Việt hết sức độc đáo.

Tháng 5 gợi nhắc ta về một ngôi làng mang tên chính loài hoa thuần khiết này: Làng Sen. Ngôi làng hội tụ linh khí đất trời để sinh ra một hiền nhân vĩ đại của dân tộc, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày sinh của Bác cũng vào độ mùa sen nở rộ như là sự sắp đặt hữu ý của thiên nhiên, điểm tô cho một nhân cách thanh cao mà giản dị với trái tim bao dung, nhân ái cùng tình yêu rộng lớn bao la. Bác chính là hiện thân đủ đầy nhất, vẹn toàn nhất cho một loài hoa trắng trong, nền nã, như mạch nguồn yêu thương trong trẻo còn chảy mãi muôn đời, là biểu tượng vĩnh hằng sống mãi trong trái tim Việt Nam: “Hồ Chí Minh! Người là mùa hoa sen tỏa ngát hương đời...” (Thuận Yến).

 

NGÔ THẾ LÂM
 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.