Mùa hè tuyệt vời với “Nhật ký cậu bé nhút nhát”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Trước tiên, tôi phải nói với các bạn rằng, đây là một cuốn hồi ký chứ không phải là nhật ký đâu nhé. Dù tôi đã van xin rất nhiều để mẹ mua cuốn sổ không có in dòng chữ to đùng “Nhật ký của…” nhưng cuối cùng tôi vẫn phải chấp nhận cuốn sổ đó nếu không muốn nghỉ ăn tối…

Nếu mẹ nghĩ rằng tôi sẽ viết mọi cảm xúc của mình vào cuốn sổ ngớ ngẩn này thì mẹ đã nhầm to. Vì thế, đừng có ép tôi phải viết “Nhật ký yêu quý này” hay “Nhật ký thân yêu khác”. Lý do duy nhất tôi làm việc này là vì một ngày nào đó tôi sẽ giàu có và nổi tiếng. Lúc ấy, xuất bản hồi ký sẽ dễ chịu hơn là việc suốt ngày phải trả lời những câu hỏi ngốc nghếch của cánh phóng viên.

 

 

Tất nhiên, sau này tôi sẽ là người nổi tiếng, nhưng bây giờ, than ôi, tôi đang mắc kẹt ở trường với một lũ trẻ con ngốc không để đâu cho hết”. Đây là những lời mở đầu đầy hóm hỉnh, hài hước của cậu bé Greg Hefley-cậu bé được mệnh danh là nhút nhát nhưng vô cùng phiền toái với những trò đùa tinh quái nhưng hết sức thông minh của cậu. Không làm như những gì mình vừa công bố, những gì cậu bé ghi lại trong cuốn “hồi ký” của mình đã mở ra cả một thế giới trẻ thơ cực kỳ ngộ nghĩnh mà bất cứ ai cũng phải thích thú và mến yêu.

Sinh động, hài hước, hấp dẫn, từng trang viết của Nhật ký chú bé nhút nhát đã dẫn dắt người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác qua mỗi ngày cậu bé Greg lớn lên. Trẻ con, mơ mộng, bướng bỉnh, Greg đã đi vào văn học với tư cách là một trong những nguyên mẫu trẻ thơ đáng yêu nhất, ấn tượng nhất và chiếm được cảm tình của hàng triệu độc giả trên toàn thế giới.

Cần mẫn ghi chép từng ngày, về tất cả mọi chuyện liên quan đến cuộc sống của mình, từ việc ăn, ngủ, chơi đùa, học hành đến những mối quan hệ với bạn bè, người thân, với cuộc sống, chú bé Greg đã đem đến cho bạn đọc những cảm nhận kỳ diệu về những trò nghịch ngợm cũng như những vui sướng hân hoan của lứa tuổi trung học. Bên cạnh đó, những bức minh họa ngộ nghĩnh được trình bày xen kẽ trong từng câu chuyện đã tạo cho tác phẩm sức cuốn hút kỳ lạ, đưa nó lên giữ kỷ lục best-seller của New York Times trong 75 tuần liên tục với số lượng tiêu thụ lên đến 2 triệu cuốn.

“Một sự hóm hỉnh tuyệt vời”; “một cuốn tiểu thuyết bằng tranh hấp dẫn”; “sự lựa chọn làm hài lòng ngay cả những độc giả khó tính nhất”; “một seri truyện thiếu nhi thành công nhất, là xu hướng thống trị trên thế giới”… là những nhận xét, đánh giá của người đọc, của các tạp chí trên thế giới dành cho Nhật ký chú bé nhút nhát. Bởi vậy cũng thật dễ hiểu sau khi 4 tập của Nhật ký chú bé nhút nhát ra đời, tập sách đã nhanh chóng được chuyển thể thành phim, công chiếu năm 2000 và lọt vào danh sách những bộ phim ăn khách nhất trong nhiều tuần liền tại Mỹ.

Đối với tác giả Jeff Kinney, nhờ vào sự thành công vang dội của Nhật ký chú bé nhút nhát, năm 2009 ông được xếp vào danh sách 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới cùng sự đánh giá của tạp chí School Library Journal: “Những kinh nghiệm là một nhà viết truyện tranh đã giúp Kinney tạo nên một tác phẩm đạt đến sự kết hợp hài hòa giữa lối văn xuôi truyền thống với tính minh họa sinh động”.

Còn nói như E. R. Bird thì: “Tôi chỉ có một kết luận duy nhất là một thiên tài dí dỏm nào đó đã khám phá ra sự hài hước đích thực và biến hóa nó trong cuốn sách hấp dẫn này”. Vậy thì, tại sao chúng ta lại không dành thời gian đọc một tác phẩm tuyệt vời như thế, trong những ngày hè này.

Thái Bình

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.