“Mùa gió về trên núi”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là tên đầu sách thứ 3 của tác giả Trương Thị Chung-hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Chị là một trong những cây bút trẻ sung sức ở Gia Lai. Trước “Mùa gió về trên núi”, chị đã in riêng 2 tập truyện ngắn là: “Pơ lang sẽ phủ cành” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2016) và “Hạnh phúc dịu dàng” (Nhà xuất bản Hồng Đức, 2021).

Cả 2 tập truyện ngắn của chị đều đạt giải thưởng của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Các tác phẩm của chị được đăng trên nhiều báo, tạp chí trong và ngoài tỉnh. Năm 2022, chị là 1 trong 4 cây bút trẻ đại diện cho tỉnh Gia Lai tham dự Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X được tổ chức tại Đà Nẵng.

“Mùa gió về trên núi” khá dày dặn với 19 truyện ngắn, được sắp xếp khéo léo giúp độc giả cân bằng cảm xúc vui, buồn. Nếu ai từng đọc truyện của Trương Thị Chung thì sẽ dễ dàng nhận ra sự thay đổi về phong cách của tác giả so với 2 tập truyện trước. 19 truyện ngắn trong “Mùa gió về trên núi” đã bớt đi sự gai góc cùng những dồn nén của những thân phận mà từng chuyện, từng chuyện tiếp nối theo một nhịp điệu nhẹ nhàng, tươi sáng hơn.

Bìa sách “Mùa gió về trên núi” của tác giả Trương Thị Chung.

Bìa sách “Mùa gió về trên núi” của tác giả Trương Thị Chung.

Với chất văn giàu cảm xúc, những điểm nhấn yêu thương luôn khiến độc giả phải lắng mình suy ngẫm. “Hoàng hôn ối đỏ trên mặt sông từ ánh nắng cuối ngày trên cao rọi xuống. Đâu đó mùi hương dủ dẻ thoảng qua thơm ngọt, những bông hoa vàng bọn trẻ thả xuống sông trôi càng lúc càng xa, trôi xuống cả phía khúc sông sâu hiểm mà người làng Thiết không ai dám đến. Mặt sông lăn tăn gợn sóng, thảm hoa cứ dềnh lên dềnh xuống nhẹ nhàng như thảm voan vàng đang bồng bềnh trên gió. Đôi mắt gã hoe đỏ. Tiếng cười con trẻ gợi cho gã một nỗi nhớ khắc khoải mà chỉ trong lòng gã mới biết được” (Đóa hoa đồng nội). Và khi đắm mình vào từng câu chuyện, những yêu thương sẽ lần lượt mở ra cho người đọc. Những tình cảm gia đình đầm ấm được khơi lên một cách nhẹ nhàng trong “Bánh đúc có xương”, “Ngoại ốm”, “Mùa chưa xa”, “Nắng lên” khiến người đọc lại phải bồi hồi xúc động trước những điều nhỏ bé, thân thương đầy hoài niệm.

Nhưng không phải vì thế mà tập truyện thiếu đi điểm nhấn. “Tường vi lam” nghe qua tên thì tưởng là một chuyện ngôn tình lãng mạn, nhưng lại là câu chuyện chứa nhiều trắc trở, những giằng co về cảm xúc, về đạo đức, về tình yêu. Những đấu tranh trong tâm tưởng của một cô gái trẻ với cuộc sống khắc nghiệt, những mơ mộng về một tình yêu đẹp dần dần bị cuộc sống cuốn trôi. Những trạng huống tâm lý, những mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật được tác giả chuyển tiếp rất tinh tế khiến người đọc thấy được hết quá trình thay đổi của nhân vật. Chọn cách đồng cảm, chọn cách bước qua những vật vã ấy hay chọn cách lên án vì nhân vật không đủ nghị lực là tùy vào độc giả, bởi thông tin bỏ ngỏ sau cái chết của người mẹ đã làm cho câu chuyện trở nên đầy ám ảnh.

Tập truyện khép lại với những vệt màu rực rỡ của hoa dã quỳ khiến người đọc thở phào nhẹ nhõm, cái nhẹ nhõm của yêu thương. Bởi “Mùa gió về trên núi” đã khơi gợi mọi cung bậc cảm xúc, khiến độc giả cứ bị hút theo mạch truyện, cuốn theo nhân vật để có thể truy đến tận cùng những mong manh. Không phải câu chuyện nào cũng có cái kết mở để người ta đợi chờ, để thắp lên hy vọng, nhưng như vậy mới là cuộc sống, bởi những buồn đau đó vẫn theo dòng cảm xúc và mạch truyện tiến dần về phía trước.

Có thể bạn quan tâm

Tháng năm nhớ Người

Tháng năm nhớ Người

(GLO)- Bài thơ “Tháng năm nhớ Người” của Lenguyen khắc họa hình ảnh Bác Hồ qua ký ức làng quê, tình mẹ, giọt lệ, hương sen và ánh nắng Nam Đàn,... như lời tri ân sâu lắng dành cho vị Cha già kính yêu của dân tộc suốt đời vì dân, vì nước.

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

(GLO)- Từ ngày 16 đến 20-5, gần 40 ca sĩ, diễn viên, nghệ nhân Gia Lai đã tham gia 2 sự kiện vô cùng ý nghĩa tại tỉnh Nghệ An. Đó là hội diễn nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát Làng Sen” và triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” năm 2025.

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023); 47 năm Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5/1978 - 18/5/2025), sáng 12-5, Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp Bảo tàng Quang Trung khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”.

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.