Mùa đông, 3 cây cảnh này càng lạnh lá càng sáng bóng, xanh tốt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vào mùa thu đông, để cây cảnh tươi tốt, không bị táp lá, cằn cỗi vì lạnh, bạn cần phải chọn những loại cây phù hợp.

Khi trồng cây cảnh vào mùa thu đông, chúng ta sợ nhất là cây sẽ không chống được rét. Thông thường, các gia đình cũng sẽ không có thiết bị ủ ấm chuyên nghiệp cho cây, nếu cây không chịu được lạnh thì khó có thể sống sót qua mùa đông giá.

Vào mùa thu đông, để cây cảnh tươi tốt, không bị táp lá, cằn cỗi vì lạnh, bạn cần phải chọn những loại cây phù hợp.

Dưới đây là 3 loại cây cảnh rất thích hợp trồng trong nhà khi thời tiết lạnh, không sợ bị chết cóng. Thậm chí dưới sự chăm sóc cẩn thận, chúng còn rất tươi tốt vào mùa đông.
 
1. Cây cảnh: Kim tiền


 

 


Cây kim tiền được các thương gia và nhân viên văn phòng ưa chuộng vì ý nghĩa độc đáo của nó, đặc biệt là giới trẻ.

Dù là sếp thành đạt hay nhân viên văn phòng bình thường đều thích đặt một vài chậu cây kim tiền trên bàn làm việc để tận dụng ý nghĩa đẹp đẽ, mang lại điều tốt lành. may mắn cho chính mình.

Tất nhiên, cây kim tiền lúc nào cũng có thể được tất cả mọi người ưa chuộng bày trong nhà vì cái tên đẹp, mang ý nghĩa tài lộc, màu lá xanh tốt, có tác dụng hút bụi, lại dễ trồng.

Cây kim tiền có thể dễ nuôi trong môi trường đất ẩm. Muốn nhân thêm các bồn cây kim tiền, bạn chỉ cần tỉa củ của nó và giâm vào một chậu đất khác và tưới nước, cung cấp ánh sáng đủ thì chẳng mấy mà cây sẽ mọc. Tán của cây kim tiền phát triển rất nhanh, màu lá xanh đẹp, sáng bóng mang lại  sự thoải mái về thị giác.

Nói chung, cây kim tiền ưa nơi có bóng râm 50%, đồng thời, đất trồng cần phải khô không ướt. Nếu đất không khô thì không cần tưới thêm nước vì nếu đất sũng nước cây dễ bị thối rễ.

Trồng cây kim tiền cần sử dụng đất nền tơi xốp, thoáng khí và màu mỡ, thay đất hoàn toàn 2 năm 1 lần.

 

2. Cây cảnh: Trường sinh

Cây trường sinh lá tròn, dầy, xanh bóng. Để trồng cây cảnh này. người ta thường rất coi trọng việc kiểm soát nước của cây. Nếu đất quá khô hoặc trồng ở môi trường ánh sáng kém, cành và lá của cây không phát triển được, làm giảm giá trị cảnh quan của chậu cây rất nhiều.


 

 


Nói chung, cây cảnh này cần được cung cấp ánh sáng khuếch tán ít nhất 6-8 giờ mỗi ngày hoặc đèn sợi đốt làm nguồn sáng. Đồng thời, chúng ta cũng cần tưới nước và bón phân, chỉ được tưới sau khi đất khô hoàn toàn.

Mặc dù chúng ta có thể tận dụng cơ hội tưới nước để bổ sung phân bón, nhưng vì điều này sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu thụ và hấp thụ nước và phân bón, đồng thời thúc đẩy xu hướng phát triển của cây trồng, tốt nhất nên sử dụng phân hữu cơ nhẹ và bón lâu thì bón thêm, đồng thời để khoảng cách gốc cây trên 5 cm.

3. Cây cảnh: Kim ngân

 

 



Cây kim ngân cũng như cây kim tiền được ưa thích bày ở chỗ làm và gia đình vì tên gọi rất "cầu tài, cầu lộc". Hơn nữa, loài cây này có sức sống rất mãnh liệt, tươi xanh như ngụ ý về tài lộc sinh trưởng không ngừng.

Cây kim ngân là cây cảnh có thể trồng cả trong chậu đất và trồng thủy sinh.

Nếu cây kim ngân trồng thủy canh thì cần thay nước thường xuyên, 3-7 ngày/lần và đảm bảo 1/3 rễ tiếp xúc với không khí. Đồng thời cho nhiều ánh sáng khuếch tán, khi nhiệt độ cao hơn 30 độ C, không để chậu cây tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp.

Nếu cây trồng trong đất, chúng ta cần chuẩn bị đất tơi xốp, thoáng khí và màu mỡ. Tiến hành thay đất trước khi đất có dấu hiệu vón cục. Nếu trồng cây lâu năm cần thay bầu đất khoảng hơn 1 năm 1 lần, thay bầu đất khi nhiệt độ 20-25 độ C, vào mùa xuân là tốt nhất.

Tất nhiên, trong quá trình thay đất, đừng quên sửa chữa rễ và ngâm carbendazim, dung dịch nước tạo rễ.



https://danviet.vn/mua-dong-3-cay-canh-nay-cang-lanh-la-cang-sang-bong-xanh-tot-20211030004223044.htm

Theo Diệp Diệp (Dân Việt/Sina)

Có thể bạn quan tâm

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

(GLO)-Ngày 20-12, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mang Yang phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Kon Dơng tổ chức phát động tuyên truyền về bảo vệ môi trường; hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và ra mắt mô hình “Tổ tự quản bảo vệ môi trường” tại làng Đê Kôp-Doul.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.