Mưa đêm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi vẫn thích mưa đêm vì nó mát lành, êm dịu ru giấc tôi nhanh và êm hơn bất kỳ bản nhạc không lời nào. Giấc mơ đêm mát lành mùi nước mưa, tiếng mưa rì rầm trên mái tôn, tiếng lá tiếng gió cọ vào nhau đầy những nỗi niềm. Quấn chặt người trong chăn ấm để nghe tiếng mưa, để ngắm mưa qua quầng đèn sáng mờ mờ lấp lánh rồi dần dần chìm vào giấc ngủ yên lành tự bao giờ chẳng biết.
Những ngày còn đi học, tôi thích ngắm mưa ở quán cà phê quen thuộc mà tôi vẫn hay làm thêm. Buổi tối mưa khiến cho quán ít khách, chủ quán não lòng mở những bản nhạc buồn, nhân viên ít việc nên thay vì chạy đi chạy lại hết hơi để bưng bê thì tìm một góc để ngồi ngắm mưa rơi. Tự gọi cho mình một ly cà phê trong những tối vắng khách như thế để thấy mình bỗng nhiên được đổi vai từ người phục vụ thành khách là điều khá thú vị và mới mẻ. Duỗi thẳng chân ra để ngồi lười biếng trong chiếc ghế nệm sâu, nếm một ngụm cà phê đắng, mắt ngó ra ô cửa sổ nhỏ để ngắm mưa rây rây nhẹ nhàng mà cảm thấy đời như chẳng còn gì để lo toan nữa. Quán nhỏ bỗng như rộng thênh thang, mỗi người khách một góc lặng lẽ ngắm mưa để trút nỗi niềm, chả ai buồn cao giọng để phá tan đi tiếng mưa rả rích. Những cặp tình nhân lại càng chìm đắm vào nhau chỉ bằng một cái nắm tay, khói thuốc lặng lẽ vo thành từng vòng trôi lơ lửng trong điệu nhạc buồn được đệm bằng tiếng mưa.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Cái thói quen uống cà phê đêm có lẽ hình thành ở những ngày mưa của thời sinh viên theo tôi bền bỉ đến không ngờ, để những ngày nắng gắt tôi lại mơ màng nhớ đến nhạc điệu của mưa. Lại mong được thấy mưa đêm qua ánh đèn đường mờ ảo, để mà khoác một chiếc áo mưa hay một cây dù đi xuyên qua màn mưa đến một góc quán quen lặng lẽ ngồi ngắm mưa. Mưa đêm làm phố hiu hắt hơn, gánh hàng rong ven đường chỉ có cô chủ ngồi buồn tênh ngó ra, nhưng vẫn nhất quyết mở quán như một thói quen bởi sợ khách ruột đêm mưa đói bụng. Mưa đêm làm tiếng chổi quét rác cũng lặng đi. Những phận người mưu sinh về đêm ảm đạm hơn hết thảy. Nhưng khi ngồi bên họ mới biết họ thản nhiên đón nhận mưa đêm như một phần của cuộc mưu sinh bấp bênh.
Mưa đêm rửa trôi đi cái oi bức, bực bội của một ngày làm việc, để mọi người lại thấy ngôi nhà của mình trở nên ấm áp biết bao, rồi thư thả trôi mình trong mưa mà tìm về những giấc mơ thơ dại. Những cơn mưa đêm mát lành được nhiều người thích hơn mưa sớm. Bởi sau những rả rích về đêm, ban mai sẽ được hưởng cái không khí mát lạnh của mưa, rồi sương sẽ bảng lảng mở đầu cho ngày mới tinh khôi.
LÊ THỊ KIM SƠN
 

Có thể bạn quan tâm

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null