Món quà yêu thương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mẹ mua cho tôi đôi dép nhựa màu hồng có đính chiếc nơ hình con bướm xinh xinh phía trên. Tôi thích thú cất giữ cẩn thận, để dành mang đi học, đi học về lại cọ rửa, lau chùi cho hết bụi, gác vào góc nhà cho khô, rồi bỏ vào bì cột kín đem cất. Ở nhà, tôi vẫn đi đôi dép cũ đã đứt vá mấy lần, chỗ thì xỏ sợi dây rút từ bao xi măng ra cột lại, chỗ thì dùng mũi dao hơ nóng rồi dí vào, bắt hai mí dép dán vào với nhau. Tôi nhớ, đó là hôm sinh nhật mẹ. Buổi tối hôm trước, ba đi làm về đưa tiền cho mẹ và bảo mẹ mua lấy chiếc áo mới, khi có việc đi đâu thì mặc.
Sáng hôm sau, mẹ mượn xe đạp của bác hàng xóm chở tôi xuống chợ. Mẹ dạo hết cả các quầy áo quần trong chợ, ngắm nghía, lần sờ từng chiếc áo, cầm lên rồi lại đặt xuống. Cô bán hàng lúc đầu đon đả mời chào nhưng sau một hồi thấy mẹ chỉ cười đáp trả mà cũng không hỏi giá thì có vẻ không vui và cũng không buồn nói nữa. Còn mẹ thì chẳng để ý gì đến thái độ của cô bán hàng, cứ cầm hết chiếc áo nọ đến chiếc áo kia đặt vào ngực mình ướm thử. Bên cạnh, tôi luôn miệng “Mẹ ơi, áo này đẹp, mẹ mua đi!”. Mẹ cũng chỉ cười. Cuối cùng, mẹ chẳng mua áo cho mình. Mẹ dắt tôi đến quầy dép. Ướm vào chân tôi đôi dép, mẹ hỏi: “Con có thích không?”. Tôi thích thú gật đầu liên tục vừa trả lời mẹ: “Dạ có, con thích!”.
Mùa hè, nắng chao chát trên những cồn cát, nắng hắt lên chiếc nón cời vành mẹ đội, nắng hắt cả lên vai áo mẹ, chỗ ấy có một mảnh vá khá to. Lưng mẹ thấm ướt mồ hôi khi cố sức đạp xe lên đoạn dốc. Tôi ngồi phía sau, còn con trẻ chưa hiểu hết lòng mẹ, cứ mãi nghĩ về đôi dép mới, sung sướng líu lô cả đoạn đường về. Và mẹ cũng vui khi thấy tôi cứ ôm lấy đôi dép không rời. Buổi tối hôm ấy, ba trách mẹ: “Sao không mua lấy chiếc áo mà mặc?”. Mẹ cười: “Em có đi đâu đâu!”.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Tuổi ấu thơ, mỗi buổi đi chợ về, mẹ đều có quà cho tôi, lúc thì mớ bỏng ngô, lúc túm kẹo ú, khi vài chiếc bánh bột lọc đảo mỡ kẹp bánh dừa bên ngoài… Thật chẳng có gì sung sướng hơn những buổi trưa thấp thỏm đầu ngõ ngóng về con đường vắt ngang qua giữa đồng, hễ thấy bóng mẹ từ xa là chạy ùa ra. Mẹ bỏ chiếc thúng cắp bên nách xuống, giở mớ lá chuối đậy trên mặt thúng, lần tay về đáy thúng lấy ra túm quà trao cho tôi. Mùi bánh bột lọc đảo mỡ hành thơm nức, chỉ ngửi thôi là đã hình dung ra chiếc môi bóng nhẫy của mình sau khi ăn. Kẹo ú vừa ngọt vừa thơm mùi gừng… Chiếc bụng réo rắt, chỉ muốn ăn thật nhanh nhưng lại sợ hết, vừa ăn vừa thòm thèm để dành. Mẹ thấy vậy xoa đầu tôi nói: “Hôm sau xuống chợ, mẹ lại cho mua nhé!”.
Tôi trưởng thành, lập gia đình ở một nơi xa quê hương, xa mẹ. Khi có điều kiện, mẹ bắt xe lên thăm con, thăm cháu. Bao giờ mẹ cũng gói ghém đủ thứ mang theo, nào gạo quê, gà, đậu xanh, túm cá khô, hũ mắm tự tay làm… Mặc dù mẹ biết tôi chẳng thiếu thốn gì. Và tôi cũng biết, đó đâu chỉ đơn giản là mớ đậu, hũ mắm… mà là tất thảy tình yêu thương mẹ gửi gắm vào. Nhìn mẹ lụi cụi bên bếp đảo món bột lọc mỡ hành, tôi thấy khóe mắt mình cay cay. Những món quà bình dị của mẹ luôn ngon nhất, đẹp nhất và đắt giá nhất mà tôi từng nhận trong cuộc đời mình…
PHÚC AN

Có thể bạn quan tâm

Nhà văn Phạm Đức Long đạt giải ba Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn

Nhà văn Phạm Đức Long đạt giải ba Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn

(GLO)- Tối 26-11, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, Báo Lao Động phối hợp cùng Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức lễ trao giải Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn. Trong số 24 tác giả đạt giải, nhà văn Phạm Đức Long-hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Văn học-Nghệ thuật Gia Lai đã xuất sắc đạt giải ba thể loại tiểu thuyết với tác phẩm “Gái nông trường”. Trị giá giải thưởng là 100 triệu đồng.
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hương mía

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hương mía

(GLO)- Thơ của Nguyễn Tấn Hỷ luôn chất chứa, đong đầy kỷ niệm. Bài thơ "Hương mía' nhắc nhớ về mùi thơm của mía trổ đòng. Hương thơm ngọt ngào len lỏi, loang ra cùng cùng với khói chiều mùa đông càng khiến nỗi nhớ thiết tha, da diết.
Thơ Đào An Duyên: Nắm lại buổi chiều

Thơ Đào An Duyên: Nắm lại buổi chiều

(GLO)- "Nắm lại buổi chiều" là những dòng cảm xúc được tác giả Đào An Duyên ghi lại khi ngồi trên bậc cầu thang một ngôi nhà sàn ngắm nhìn đồi núi và những thửa ruộng gối lên nhau. Giữa mùa hè cây lá xanh tươi, chị chợt nghĩ về một mùa xuân đã từng rực rỡ, nghĩ về sự tuần hoàn của thời gian, của đời người.

Có một ngôi trường trong trí nhớ

Có một ngôi trường trong trí nhớ

'Tôn sư trọng đạo' vốn là truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của người Việt. Ấn phẩm Nhạc Thanh - Một thời đáng nhớ (NXB Hồng Đức), ra mắt đúng dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, một lần nữa khẳng định truyền thống này.
Thơ Phương Loan: Dòng sông kiêu hãnh

Thơ Phương Loan: Dòng sông kiêu hãnh

(GLO)- "Dòng sông kiêu hãnh" là những câu thơ đầy tự hào của tác giả Phương Loan khi nhắc đến Pô Cô-nơi ghi dấu tay chèo thuyền độc mộc của Anh hùng A Sanh đưa bộ đội qua sông đánh giặc. Giờ đây, dòng sông ấy đã trở thành điểm đến hấp dẫn bao lữ khách với vẻ đẹp tựa "nàng sơn nữ tuổi hai mươi"...

Thơ Đại Dương: Em gái Chư Đang Ya

Thơ Đại Dương: Em gái Chư Đang Ya

(GLO)- "Em gái Chư Đang Ya" của nhà thơ Đại Dương tràn ngập cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp nơi ngọn núi lửa huyền thoại bên làng Ia Gri. Hương sắc núi rừng hòa với vẻ đẹp của thiếu nữ đương tuổi xuân thì, căng tràn sức sống khiến tác giả đắm say, chuếnh choáng...
“Chuyện bên dòng sông Ba”

“Chuyện bên dòng sông Ba”

(GLO)- Vùng đất bên dòng sông Ba với nhiều câu chuyện hay về chế độ mẫu hệ, phong tục và cả những hủ tục cần thay đổi đã được phản ánh chân thực qua sự kiện “Chuyện bên dòng sông Ba”. Hoạt động do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bảo tàng tỉnh và Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa tổ chức là một góc tiếp cận mới mẻ để truyền thông Dự án 8 tại địa phương.