Món ăn thuốc từ nhộng tằm giúp bổ thận, tăng sinh lực cho nam giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không chỉ là một món ăn ngon, bổ dưỡng, nhộng tằm còn rất hữu ích trong việc chữa trị các chứng bệnh như phong thấp, còi xương, suy nhược cơ thể, liệt dương…
 
Trong 100g nhộng tằm có 79,7g nước, 13g protid; 6,5g lipid và cung cấp tới 206 calo. Hàm lượng protein trong nhộng tằm rất cao, chiếm tới 73,5%, gồm nhiều axit amin quan trọng như leucin, isoleucin, lysin, threonin, cystein, phenylalanin, tyrosin, valin, arginin, alanin, glycin, serin…. Bên cạnh đó, nhộng tằm còn là một loại thực phẩm bổ dưỡng với hàm lượng vitamin phong phú (vitamin A, B1, B2, PP, C...).
Công năng của nhộng tằm
Theo Y học cổ truyền nhộng tằm có vị mặn, ngọt, bùi béo, tính bình, tác dụng bổ dưỡng tốt như sâm nhung. Dân gian từ xa xưa đã biết dùng loại thực phẩm này làm món ăn hấp dẫn. Với cách chế biến không mấy cầu kỳ, nhộng tằm thường được rang với hành mỡ cùng một chút lá chanh sẽ cho ra món ngon, béo, ngậy và thơm. Với món cháo nóng hay cháo nấu chim sẻ, chim cút mà có thêm nhộng tằm thì quả là rất tốt cho trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn, người già yếu, yếu thận hay tiểu són, tiểu nhiều lần, táo bón...
Còn theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhộng tằm rất tốt với trẻ em. Bởi chúng chứa nhiều calci và phospho cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, đồng thời có tác dụng chống bệnh còi xương và suy dinh dưỡng. Người cao tuổi bị yếu thận, hay tiểu tiện són, táo bón dùng nhộng tằm thường xuyên cũng cải thiện được tình hình sức khỏe. Đặc biệt, nhộng tằm kết hợp với hoa hẹ giúp bổ thận, dùng để trị mộng tinh, đau lưng, mỏi gối, nhức mỏi trong chân, lạnh chân; tốt cho tiêu hóa; bổ phổi, tiêu đờm, trị suy nhược cơ thể, già yếu, liệt dương...
Những người thường xuyên bị đau nhức xương khớp hay bị chứng phong thấp ăn nhộng tằm thường xuyên sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh rõ rệt. Nhưng những người bị bệnh gout nên kiêng tuyệt đối, vì nhộng tằm rất nhiều chất đạm ăn vào sẽ cho thấy bệnh tái phát đau ngay lập tức.
Dân gian từ lâu đã biết nhộng tằm có công dụng trị phong. Do đó, khi chân tay, gân cốt bị nhức mỏi, tê thấp, hoặc bị chứng chóng mặt, người ta thường dùng nhộng tằm nấu với rượu để ăn chữa bệnh. Hoặc dùng nhộng nấu với rượu, rồi lấy rượu đó xoa bóp, cũng có hiệu quả trừ phong, trừ đau nhức rất tốt.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy nhộng tằm còn được có tác dụng làm đẹp do phần đầu của nhộng tằm có chứa một lượng dồi dào các nucleotit tự do và các quercetin glycoside có khả năng ức chế việc sản sinh ra hợp chất AGEs, chống lại các tác nhân gây lão hóa. Hơn nữa, chiết xuất từ nhộng tằm chứa hàm lượng cao acid amin arginine, đây là một tiền chất giúp tổng hợp nên oxit nitrit, và việc tiêu thụ nhộng tằm có thể tăng cường khả năng tình dục….
Trong đường tiêu hóa của tằm có chứa enzym serrapeptase có tác dụng kháng viêm, giảm đau, sưng và không gây bất kỳ một tác dụng phụ nào như các loại thuốc giảm đau khác. Chúng hoạt động theo cơ chế loại bỏ các tế bào bị hỏng, gây viêm, đồng thời tạo điều kiện tốt để các vùng bị tổn thương và vùng bị viêm thoát dịch nhầy. Serrapeptase trong nhộng tằm còn có tác dụng rất tốt trong việc giảm chứng đau đầu, đau nửa đầu và các vấn đề sức khỏe khác có liên quan tới viêm động mạch.
Những lưu ý khi ăn nhộng tằm
Nhộng tằm là loại thực phẩm bổ dưỡng và có công dụng trị bệnh rất tốt. Tuy nhiên, hiện nay có không ít trường hợp phải cấp cứu và điều trị tại bệnh viện do ngộ độc nhộng tằm với những nguyên nhân:
- Thứ nhất là do mua phải nhộng tằm để lưu cữu lâu đã bị ôi hỏng, chất đạm trong thực phẩm đã bị phân hóa không còn giá trị dinh dưỡng nữa và trở nên độc.
- Thứ hai là do nhộng tằm đã bị ngâm hóa chất cho nhộng căng và ngon hơn.

- Thứ ba là do cơ thể bị dị ứng với chất natri sunfit dùng để bảo quản nhộng tằm.

 
Vì vậy, để nhộng tằm không gây dị ứng và ngộ độc, khi mua và chế biến món ăn cần chú ý những điểm sau:
- Mua nhộng còn tươi, có nguồn gốc rõ ràng. Nhộng tươi thường có màu vàng ươm, thịt trắng ngà, các đốt trên thân không bị rời ra, còn nhộng tằm để lâu thường chuyển màu sang vàng nhạt, thâm đen, các đốt trên thân rời rạc, không dính chắc vào nhau.
- Không nên chọn loại nhộng tằm có kích thước quá to, vì rất có thể chúng đã bị tẩm các chất hóa học để được căng tròn nhằm thu hút người mua.
- Nhộng sau khi đã mua về tốt nhất nên chế biến, nấu chín ngay trong ngày hoặc bảo quản trong nhiệt độ từ 0-50C để đảm bảo không bị mất chất dinh dưỡng.
- Những người có cơ địa hay dị ứng không nên ăn nhộng tằm vì trong chúng cũng chứa một số histamin dễ gây mẩn đỏ, ngứa.
- Không nên ăn quá nhiều nhộng tằm. Chỉ nên ăn từ 2-3 bữa/tháng.
1. Nhộng tằm xào họa hẹ - món ăn bổ thận
Hoa hẹ giúp bổ thận, dùng để trị mộng tinh, khí hư, đau bụng kinh, đau lưng, mỏi gối, đau hai bên hông, nhức nhối trong chân, lạnh chân; tốt cho tiêu hóa; bổ phổi, tiêu đờm. Nó cũng tốt cho các bệnh nhân tiểu són, đi tiểu nhiều lần. Việc kết hợp nhộng tằm và hoa hẹ với nhau sẽ có tác dụng tốt cho sức khỏe, cả hai đều có tính bồi bổ làm thận ấm.
Cách làm: Nhộng tằm 200g, hoa hẹ 10g, nước mắm, dầu ăn vừa đủ. Nhộng tằm rửa sạch cho vào nồi, cho nước mắm vừa đủ, đun nhỏ lửa cho tới khi khô, cho dầu ăn vào, bật to lửa và cho hoa hẹ đã rửa sạch vào. Sau đó bắc ra ăn ngay.
2. Cháo nhộng – món ăn bổ dưỡng
Cháo nhộng tằm là bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, tốt cho người suy nhược cơ thể. Món ăn được nhiều người ưa thích, chế biến lại đơn giản…
Cách làm: Chỉ cần một ít gạo nấu chín, rồi đổ nhộng đã được ướp gia vị vào, nấu sôi thêm mười phút cho nhộng chín, tiết vị ngọt ra cháo là được. Cháo nhộng tằm ăn nóng cùng hành lá xắt nhỏ và một ít hạt tiêu.
Theo Tạp chí sống khỏe

Có thể bạn quan tâm

Làm gì để tránh rắc rối trong "chuyện ấy"?

Làm gì để tránh rắc rối trong "chuyện ấy"?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn cương dương, chẳng hạn như hút thuốc, uống rượu, huyết áp cao, béo phì và căng thẳng. Để tránh rắc rối trong “chuyện ấy“, nam giới cần duy trì một lối sống lành mạnh bên cạnh chế độ ăn uống khoa học.
Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy, theo dõi phôi tự động Timelapse điều trị vô sinh

Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy, theo dõi phôi tự động Timelapse điều trị vô sinh

Bệnh viện (BV) Nam học và hiếm muộn Hà Nội cho biết đã ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy, theo dõi phôi tự động Timelapse trong điều trị vô sinh, giúp tăng cơ hội chuyển phôi thành công và sinh con khỏe mạnh. Chuyên viên phôi học thao tác trên hệ thống nuôi cấy và theo dõi phôi tự động Timelapse
Cà rốt tốt cho sức khỏe nam giới

Cà rốt tốt cho sức khỏe nam giới

Cà rốt có thể giúp cải thiện khả năng sinh sản của phái mạnh. Đó là nhờ cà rốt chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như carotenoid, chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống ô xy hóa.