Mầm xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những loài hoa nở đúng dịp Tết Nguyên đán thì qua rằm tháng Giêng đã bắt đầu tàn. Thay vào đó, những chiếc chồi xanh đang mơn mởn nhô ra mang theo ngập tràn sự tươi mới cho cây cối.
Minh họa: Kim hương
Minh họa: Kim hương
Tôi thích nhìn ngắm những mầm non vừa nhú khỏi mặt đất. Câu chuyện về những hạt mầm luôn chứa đựng những bí ẩn diệu kỳ trong mường tượng của tôi. Gieo một hạt mầm xuống đất đồng thời với việc gieo theo một niềm hy vọng. Dẫu tràn trề hay mong manh thì niềm hy vọng ấy cũng khiến người gieo hạt luôn ươm theo những mầm ước mơ cho mình. Ước mơ cây trái tốt tươi, ước mơ mùa màng bội thu, ước mơ được đền đáp sau những vất vả, nhọc nhằn… Những mầm non bao giờ cũng gợi cho con người sự mong manh, hồi hộp, khấp khởi, mừng lo lẫn lộn.
Trên những cành cây mốc thếch, xù xì, khô quắt, một ngày nọ bỗng nhiên chợt nhú ra mấy mắt chồi như những vỏ trấu quấn vào nhau lớp lớp. Mỗi sớm mai, bằng cảm nhận thông thường cũng có thể nhận ra từng chiếc lá nở ra son thắm, như thể chúng đã cuộn mình ngủ cả một mùa đông dài trong thân cây. Chỉ chờ nắng ấm nhen lên là chúng chìa những búp biếc ra đón lấy mùa xuân đang ngập tràn không gian. Những chiếc lá non tinh tươm, căng bóng ngơ ngác dưới trời xuân vời vợi xanh, gợi ra một sự khởi đầu tràn trề nhựa sống.
Con gái tôi mang một cái cây nhỏ góp vào góc thiên nhiên trên lớp học. Cô giáo giao nhiệm vụ, cây của bạn nào thì bạn ấy chăm sóc. Những đợt nghỉ dài ngày, mỗi bạn mang cây của mình về nhà để chăm. Ngày ngày, thấy con lấy nước vào chiếc ly nhỏ để tưới cho cây. Rồi ánh mắt của bé như reo lên khi trông thấy một cái cành bé như chiếc tăm mang đầy những nụ hoa bé xíu xiu nhú lên từng ngày. Mỗi ngày, con đếm những bông hoa mới nở ra trong sự phấn khích, bởi chính con góp phần công sức để những bông hoa nhỏ kia được góp mặt làm đẹp cho mùa xuân. Chợt lại một ngày, con chạy tìm tôi với giọng hỏi đầy hốt hoảng rằng tại sao những bông hoa lại héo đi và rụng xuống. Tôi phải giải thích cho con hiểu về quy luật nở tàn của một đời hoa. Những bông hoa rụng xuống để nhường chỗ cho những chồi non sẽ mọc lên, những chồi non ấy rồi trưởng thành, sẽ lại sinh ra những bông hoa khác. Ngày ngày, nhìn con tưới cây với đôi bàn tay bé xíu một cách rất thận trọng, dẫu còn vụng về, không hiểu sao trong lòng tôi dâng lên cảm giác thật ấm áp. Bé con tôi thật giống với cái cây nhỏ non nớt mà con đang chăm chút. Cũng cần biết bao một đôi tay gượng nhẹ, nâng niu, dẫu có thể còn sự vụng về.
Mùa này, nơi đẹp nhất trên cao nguyên có lẽ là những cánh rừng cao su. Sau mùa trút lá, những cành cây thu mình lại gầy guộc khẳng khiu trong gió rét. Rồi cả rừng cây mở bừng ngàn vạn mắt lá như những ngọn nến xanh vươn lên giữa bộn bề nắng gió ấm áp mùa xuân. Nghe nói những con ong hút nhựa từ những đọt lá non xanh ấy sẽ làm ra thứ mật nhân nhẫn đắng rất quý cho miền đất này.
Tôi rất thích một ý thơ của Olga Berggolts: “Ai đi qua mùa thu/Xin đừng động vào cây, mùa lá rụng…”. Ý thơ như một thỉnh cầu trước mùa thu rờm rợp lá vàng, khiến người ta tự nhắc mình gượng nhẹ trước cây lá. Còn tôi, đang gượng nhẹ với cành non lộc biếc trong khu vườn nhỏ xanh ngát chồi xuân. Bởi tôi hiểu rằng, để có được chiếc lá vàng rụng xuống cho mùa thu tràn ngập những ý thơ, thì tất cả đang được bắt đầu bằng chính những mong manh lộc biếc chồi xanh đang vươn nẩy lên trong nắng xuân non mơ ngập tràn bao hy vọng…
 ĐÀO AN DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

Tác nghiệp ở Trường Sa

Tác nghiệp ở Trường Sa

Mỗi chuyến tác nghiệp tại Trường Sa không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là hành trình cảm xúc, hun đúc tinh thần yêu nước và khát vọng cống hiến. Những trải nghiệm nơi đảo xa đã trở thành dấu mốc nổi bật trên chặng đường làm báo, để các phóng viên, biên tập viên được “tôi luyện” trong môi trường đặc biệt, khắc nghiệt và đầy cảm hứng.

null