Mai một làng nghề đá mỹ nghệ Bửu Long

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Xứ Trấn Biên (TP. Biên Hòa ngày nay) được hình thành hơn 300 năm và sản sinh ra nhiều làng nghề truyền thống, trong đó có làng chế tác đá mỹ nghệ Bửu Long (phường Bửu Long).

Nhưng theo thời gian, với xu thế phát triển của khoa học và công nghệ đã hình thành nên nhiều ngành nghề mới có thu nhập cao, thu hút giới trẻ, khiến cho làng nghề truyền thống có hàng trăm năm tuổi này đang bị mai một.

Dấu ấn một làng nghề

Trong cái se lạnh của khí trời chuyển mùa, chúng tôi tìm đến làng chế tác đá mỹ nghệ Bửu Long. Vừa qua khỏi cổng khu Văn miếu Trấn Biên, chúng tôi đã nghe tiếng đục, đẽo hòa với tiếng cắt đá - những âm thanh đặc trưng của nghề chế tác đá vọng ra từ một cơ sở đá mỹ nghệ.

 

Chế tác trống đồng đá ở Bửu Long.
Chế tác trống đồng đá ở Bửu Long.

Chủ cơ sở là nghệ nhân Lý Hùng Kiệt (53 tuổi), với 38 năm tuổi nghề điêu khắc đá mỹ nghệ, đang hoàn chỉnh tác phẩm trống đồng Đông Sơn cỡ lớn (1,9 x 1,3m). Bên cạnh ông là các thợ điêu khắc đang cặm cụi hoàn thành nốt các tượng Phật để kịp giao cho khách hàng.

Ông Kiệt, Chủ nhiệm CLB Chế tác đá Trấn Biên, kể cho chúng tôi nghe về lịch sử của làng nghề: “Nghề chế tác đá mỹ nghệ ở Bửu Long hình thành từ năm 1679, khi những di thần người Hoa theo chân Trần Thượng Xuyên đến cư trú tại vùng đất Biên Hòa, Đồng Nai.

Trong số đó có 8 gia đình thuộc các họ Lưu, Đặng, Phạm về làng Tân Lại mở hầm khai thác để phát triển nghề đá của cố hương và hình thành nên làng nghề điêu khắc đá truyền thống Bửu Long duy nhất tại Đồng Nai tồn tại cho đến ngày nay.

Công cụ làm đá lúc bấy giờ chỉ có búa tạ, xà beng, chét lớn để khai thác đá; búa trung, búa nhỏ và đục lớn nhỏ các loại để chế tác đá thành các sản phẩm mỹ thuật. Hiện nay, ấp Tân Lại, phường Bửu Long còn miếu thờ ông tổ của nghề đá, gọi là Tổ sư miếu. Hàng năm vào ngày 13-6 âm lịch giỗ tổ, các gia đình và nghệ nhân nghề chế tác đá tham dự rất đông”. Miếu Tổ sư còn gọi là chùa Bà Thiên Hậu được UBND tỉnh Đồng Nai xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh theo Quyết định số 981/QĐ - UBND ngày 28-3-2008.

Trải qua ngần ấy thời gian, các nghệ nhân ở làng Tân Lại đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo có tính mỹ thuật cao, mang đậm nét văn hóa của địa phương gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.

Nhiều nghệ nhân nổi tiếng về điêu khắc đá như Đặng Văn Lợi, Lưu Chí Dũng, Nguyễn Thành Tiên, Phạm Văn Sơn, Lưu Ngọc Lan... Sản phẩm điêu khắc từ làng nghề đá Bửu Long khá phong phú từ vật dụng, đồ dùng sinh hoạt (cối đá, ly, chén, bình đựng, bộ cờ), các kiến trúc trong nhà ở, chùa chiền, đình miếu (tán cột, kèo ngang) hay tượng linh thú, tượng danh nhân, tượng thờ tín ngưỡng tôn giáo (tượng Phật, Chúa, Khổng Tử)…

Học hết trung học, ông Kiệt lên Sài Gòn học mỹ thuật và quay về Bửu Long tiếp tục gắn với nghề điêu khắc đá truyền thống của gia đình. Gần 20 năm trở về trước là giai đoạn hoàng kim của nghề chế tác đá Bửu Long. Cả làng có không dưới 40 cơ sở với hàng trăm lao động từ nhiều địa phương trong cả nước đổ về đây. Sản phẩm của làng không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn được xuất sang Pháp, Mỹ, Canada...

Mai một từng ngày

Với ông Kiệt thì nghề điêu khắc đá tuy vất vả nặng nhọc nhưng là nghề được truyền từ cha mình nên không bỏ được. Nhưng hiện số thợ lành nghề đá mỹ nghệ ở Bửu Long giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay, khoảng 6-7 cơ sở với 20 nghệ nhân. “Lớp lớn như tôi nghỉ nhiều lắm rồi, lớp mới lớn như con tôi 2 đứa không theo nghề nữa, bởi nghề này nặng nhọc, vất vả”, ông Kiệt bùi ngùi.

Cách đây vài năm, tỉnh Đồng Nai cũng có ý định quy hoạch di dời làng đá mỹ nghệ Bửu Long qua một nơi khác để không gây ô nhiễm và tiếng ồn cho khu dân cư, hoặc đưa ra khỏi phạm vi quản lý của khu du lịch (KDL) Bửu Long khiến các nghệ nhân gắn bó với nghề rất lo lắng.

Theo nghệ nhân Phạm Duy Luân (52 tuổi), người thừa kế nghề đời thứ ba của một gia đình tại làng nghề truyền thống này, thì việc duy trì nghề không chỉ là đam mê, sự mặn mà với các thành phẩm từ đá, mà còn là cả trách nhiệm của thế hệ sau đối với văn hóa làng nghề đã tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm.

Cũng như các nghệ nhân làng đá Bửu Long, điều ông Luân lo lắng nhất đó là làm sao duy trì được nghề: “Đã gọi là làng đá Bửu Long thì nên cho chúng tôi hoạt động trong địa bàn này, chứ nếu di dời sang Dĩ An hay Vĩnh Cửu thì nó không còn được gọi là làng đá Bửu Long nữa. Chúng tôi có thể tự chủ được về nguồn hàng, nhưng chỉ mong chính quyền sớm tạo điều kiện cho người dân để cái nghề này nhân rộng, đừng để nét đặc sắc của quê mình phải mất đi”.

Bảo tồn và phát triển du lịch

Sau hàng trăm năm khai thác, những núi đá mất đi đã tạo thành những hồ nước có hình thù kỳ thú, nước xanh trong quanh năm, trong đó có hồ Long Ẩn nằm giữa KDL Bửu Long. KDL có tổng diện tích 45ha, thì diện tích mặt hồ chiếm đến 25ha và nằm trong quần thể khu di tích văn hóa Trấn biên, có làng đá Bửu Long ở xung quanh.

Nhiều người đã ví Long Ẩn như một vịnh Hạ Long thu nhỏ của khu vực Đông Nam bộ và là điểm đến không thể thiếu của du khách khi đến với tỉnh Đồng Nai (năm 2017 dự kiến đón 300.000 lượt khách). Bửu Long cũng đã được xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia từ năm 1990. Theo quy hoạch phát triển du lịch đường sông của tỉnh, cụm di tích miếu Trấn Biên và KDL Bửu Long nằm trong các điểm dừng chân trên tuyến dọc sông Đồng Nai lên đến Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai và hồ Trị An (thuộc huyện Vĩnh Cửu).

Sớm nhận ra tiềm năng của làng nghề truyền thống này, năm 2010 Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Bửu Long đã được thành lập, quản lý KDL Bửu Long. Điều đáng mừng là những lo lắng của các nghệ nhân chế tác đá cũng chính là trăn trở của ông Trần Đăng Ninh, giám đốc công ty.

Để tạo thuận lợi cho các cơ sở điêu khắc đá, công ty đã dành ra 300m² đất dọc đường đi do đơn vị quản lý để CLB Chế tác đá Trấn Biên có chỗ sản xuất. Công ty rất muốn các nghệ nhân sản xuất ra các mặt hàng đá mỹ nghệ nhỏ để bán cho du khách, nhưng cái khó là làng nghề giờ chỉ chuyên làm sản phẩm điêu khắc đá công trình, như các tượng đặt ở công viên, quảng trường, các khu du lịch, còn tượng nhỏ thì thợ không muốn làm.

Ông Ninh tâm tình: “KDL chúng tôi cũng muốn kết hợp cho khách tham quan tìm hiểu nghề làm đá mỹ nghệ nhưng gặp mấy cái khó, đó là nguyên liệu đá xanh - đá thép nguyên thủy để chế tác - giờ hầu như cạn dần, khó kiếm phải lấy từ Hóa An về; nghề đục đá sinh ra bụi bặm và du khách cũng ngại tới gần, chưa kể bụi đá bay ra ngoài ảnh hưởng đến du khách; nhưng cái khó nhất chính là tự thân nghề này khó cạnh tranh nổi với các nghề khác, vừa nhẹ nhàng hơn, thu nhập lại cao hơn, nên giới trẻ hầu như quay lưng với nghề nên thiếu lực lượng kế cận”…

Hướng lâu dài, công ty đang mời gọi các nhà đầu tư có tâm huyết, mạnh về tài chính, giàu về ý tưởng để phát triển Bửu Long và cụm di tích Trấn Biên thành một quần thể KDL văn hóa, sinh thái tầm cỡ của khu vực Đông Nam bộ.

Văn Phong-Tiến Minh/sggp

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Tự hào là mảnh đất “phên dậu” của đất nước, nơi có các di tích lịch sử oai hùng như: Pháo đài Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trỗi mình sau cuộc chiến biên giới 1979, trở thành điểm đến của du khách muôn phương.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

…Từ Nam Sudan, đất nước vẫn còn non trẻ và đầy rẫy bất ổn này, chúng tôi thấy những gam màu ảm đạm: màu vàng của sa mạc, màu nâu của bùn đất, màu đen của những khẩu súng và đặc biệt là hình ảnh vô cùng đáng thương của những đứa trẻ chăn bò.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.

Người gieo ánh sáng yêu thương

Người gieo ánh sáng yêu thương

Bị khiếm thị từ nhỏ, song Lã Minh Trường, sinh năm 2001, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh viên khuyết tật TP Hà Nội, đã vươn lên trong học tập, thi đấu thể thao và tích cực hoạt động công tác xã hội trong 5 năm qua.