Lý do Vạn Lý Trường Thành nghìn năm không đổ khiến người người sửng sốt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Suốt hàng nghìn năm sương gió, Vạn Lý Trường Thành vẫn đứng vững và trở thành niềm tự hào của dân tộc Trung Hoa.

 Trải qua hàng ngàn năm sương gió, Vạn Lý Trường Thành vẫn đứng sừng sững, thách thức thời gian.
Trải qua hàng ngàn năm sương gió, Vạn Lý Trường Thành vẫn đứng sừng sững, thách thức thời gian.



Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Vạn Lý Trường Thành vẫn đứng vững chãi “đua gan cùng tuế nguyệt”. Có lẽ nhiều người cho rằng, bức tường thành này được xây dựng từ những vật liệu quý hiếm và phức tạp nên mới bền vững tới vậy. Tuy nhiên, trên thực tế, để Vạn Lý Trường Thành hiên ngang đứng vững như ngày nay chính là do một loại vữa đặc biệt được làm từ gạo nếp - loại thực phẩm rất quen thuộc của người Á Đông.

Vữa gạo nếp: Loại vữa “thần thánh” giúp trường thành sống mãi với thời gian

Trong quá trình trùng tu bức tường thành tại thủ phủ Tây An, các nhà nghiên cứu nhận thấy rất khó để cạo bỏ lớp vữa trên những viên gạch cổ. Khi kiểm tra với hóa chất, các nhà khoa học phát hiện loại vừa này có phản ứng với thuốc thử như gạo nếp.

Kết quả sau khi phân tích tia hồng ngoại cũng cho thấy cấu trúc phân tử tương tự như gạo nếp. Chính vì vậy, các nhà khoa học Trung Quốc đã nhất loạt khẳng định Vạn Lý Trường Thành ngàn năm không đổ tất cả là nhờ vữa gạo nếp.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, do gạo nếp có chứa thành phần Amylopectin, trong khi đó, chất này hầu như không tan trong nước và có độ kết dính cao. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp cho vữa gạo nếp trở nên cứng và chắc chắn. Có thể người xưa đã nhận thấy đặc tính này của gạo nếp nên đưa nó vào trong ngành xây dựng.

Theo các nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện những người thợ xây dựng cổ đại đã trộn súp gạo nếp với đá vôi đã nung nóng ở nhiệt độ cao, hòa thêm nước và các thành phần khác để tạo ra vữa gạo nếp. Cấu trúc này rất rắn chắc và không hề thấm nước.

Ông Trương Băng Kiêm, nhà khoa học người Trung Quốc, nhận định, vừa gạo nếp là loại vữa phức hợp đầu tiên trên thế giới được tạo ra từ nguyên liệu hữu cơ kết hợp với nguyên liệu vô cơ. Loại vữa đặc biệt này cũng là một trong những sáng tạo về mặt kỹ thuật vĩ đại nhất trong lịch sử.


 

 Lý do giúp Vạn Lý Trường Thành ngàn năm không đổ chính là nhờ vữa gạo nếp.
Lý do giúp Vạn Lý Trường Thành ngàn năm không đổ chính là nhờ vữa gạo nếp.



Ngoài xây dựng tường thành, người xưa còn dùng vữa gạo nếp để xây dựng những công trình kiến trúc lớn như lăng mộ, tháp ngọc,… Những công trình được xây dựng bằng loại vữa này đến nay vẫn còn tồn tại, thách thức cùng thời gian và đứng vững kể cả khi bị tác động bởi nhiều trận động đất.

Điển hình là những bức tường thành cổ được xây dựng ở Nam Kinh, Tây An và Hình Châu dưới thời nhà Minh, dù trải qua 600 năm lịch sử nhưng chúng vẫn đứng vững và chưa hề có dấu hiệu sụt lún, sập sệ. Ngoài ra, khi khai quật mộ cổ được xây dựng vào thời nhà Minh, dù đã sử dụng đến cuốc, xẻng hay máy ủi, máy xúc, công tác khai quật vẫn gặp không ít khó khăn vì tường xây quá chắc.

Lịch sử phát triển của các loại vữa trong công trình kiến trúc cổ xưa

Mặc dù vữa gạo nếp rất chắc chắn nhưng do gạo nếp là một trong những sản phẩm xa xỉ nên không được sử dụng rộng rãi. Trước khi vữa gạo nếp ra đời, loại vữa xây dựng còn trải qua nhiều thế hệ khác nhau.

 

 Vữa gạo nếp được sử dụng để xây tường thành, lăng mộ, ngọc tháp.
Vữa gạo nếp được sử dụng để xây tường thành, lăng mộ, ngọc tháp.



Trước thời nhà Thương, hỗn hợp chất kết dính được dùng trong kiến trúc chủ yếu được làm từ rơm khô trộn với bùn. Đến thời nhà Châu, vôi mới dần được sử dụng để thay thế.

Vào thời Nam Bắc triều từ thế kỷ 5 TCN, vôi, đất sét và cát được trộn lẫn với nhau tạo thành vữa gọi là vữa tam hợp. Ba thứ nguyên liệu được trộn lại theo tỷ lệ nhất định và sau khi khô, chúng sẽ trở nên vững chắc lạ thường. Từ đó, loại vữa này được sử dụng phổ biến và kéo dài tới thế kỷ 20.

Sau đó, người xưa phát hiện ra gạo nếp cũng có tác dụng kết dính hiệu quả nên sử dụng nó như một vật liệu xây dựng. Sau đời Tống, Nguyên, vữa gạo nếp mới được sử dụng đại trà.

Phương An (saostar)

Có thể bạn quan tâm

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.