Lý do bạn thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chuột rút chân là nhưng cơn co thắt cơ bắp đột ngột, cực kỳ đau đớn, đặc biệt là khi nó đánh thức bạn vào ban đêm.

 

Mất nước: Sự hydrat hóa thích hợp góp phần giúp mô cơ co bóp và thư giãn dễ dàng. Vì vậy, không duy trì mức độ thích hợp của hydrat hóa trong cơ thể có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến chuột rút chân vào ban đêm


Thiếu dinh dưỡng: Những chất điện giải như khoáng - natri, kali, canxi và magiê - trong cơ thể chịu trách nhiệm cho cả hai xung thần kinh và co thắt cơ bắp, và giữ cho cơ bắp của bạn hoạt động trơn tru. Bất kỳ loại mất cân bằng điện giải nào cũng đều có thể khiến bạn bị chuột rút khi ngủ và tập thể dục.

Đứng quá lâu: Đứng trên một bề mặt cứng trong một thời gian dài cũng như đứng lâu khi mang giày cao gót có thể góp phần làm mỏi cơ. Điều này có thể gây ra chuột rút vào ban đêm. Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tạp chí Ergonomics cho thấy rằng việc đứng lâu tại nơi làm việc có thể là một yếu tố nguy cơ quan gây giãn tĩnh mạch và chuột rút về đêm ở cả nam và nữ.

 



Mang thai: Phụ nữ có thai thường bị chuột rút vào ban đêm, thường bắt đầu vào tam cá nguyệt thứ hai và kéo dài trong tam cá nguyệt thứ ba. Những cơn co thắt này có thể thay đổi về cường độ, từ nhẹ đến cực kỳ đau đớn. Chuột rút chân trong khi mang thai có thể là do áp lực ngày càng tăng của tử cung trên một số dây thần kinh, mệt mỏi hoặc giảm tuần hoàn ở chân do áp lực của em bé trên mạch máu.

Suy giáp: Một mức độ thấp của các hormon tuyến giáp có thể gián tiếp góp phần làm suy yếu cơ bắp cũng như gây ra chuột rút bắp chân vào ban đêm. Các hormon tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu và sử dụng canxi. Thiếu canxi có liên quan đến yếu cơ, tê, đau và chuột rút.

Tiểu đường: Tiểu đường cũng có thể góp phần làm chuột rút cơ bắp chân. Trong thực tế, nó là một triệu chứng của một hình thức tổn thương thần kinh được gọi là bệnh thần kinh tiểu đường, một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường không kiểm soát được.

Lạm dụng rượu: Uống rượu quá nhiều không tốt cho sức khỏe của bạn. Các dây thần kinh ngoại vi có thể bị tổn thương do sử dụng quá nhiều rượu, gây ra bệnh thần kinh do rượu. Đau chân và đau cơ là các triệu chứng thường gặp của bệnh thần kinh do rượu.

Một số loại thuốc nhất định: Một nguyên nhân khác của chuột rút về đêm là một tác dụng phụ của thuốc. Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc hạ cholesterol (statin) và thuốc lợi tiểu, góp phần làm mất nước và chất điện giải trong cơ thể. Điều này sẽ khiến bạn dễ bị chuột rút hơn. Các loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc chống loạn thần, thuốc ngừa thai và steroid cũng có thể gây ra chuột rút.

Hải Yến/VOV.VN
Theo Top 10 Home Remedies

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Cảnh báo nguy cơ tăng nhồi máu cơ tim dịp Tết

Gia Lai: Cảnh báo nguy cơ tăng nhồi máu cơ tim dịp Tết

(GLO)- Trong 10 ngày, Khoa Tim mạch (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) tiếp nhận và can thiệp tim mạch cho 19 ca nhồi máu cơ tim cấp. Dự báo trong dịp Tết, số trường hợp nhồi máu cơ tim nhập viện sẽ còn tăng, do đó, Khoa Tim mạch chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cấp cứu, điều trị người bệnh.

Bác sĩ cảnh báo nguy cơ dị vật đường thở ở trẻ dịp tết

Bác sĩ cảnh báo nguy cơ dị vật đường thở ở trẻ dịp tết

(GLO)- Tết đến, hầu như nhà nào cũng có bánh trái, các loại hạt, thạch rau câu…để đãi khách. Đây là dịp trẻ con được ăn bánh, kẹo thỏa thích mà không sợ bị ba mẹ la mắng. Tuy nhiên, nhà có trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần chú ý việc trẻ có thể bị hóc các loại hạt, kẹo, thạch rau câu…dịp Tết.

Đak Đoa tiếp nhận 115 đơn vị máu an toàn

Đak Đoa tiếp nhận 115 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Ngày 26-1, tại thị trấn Đak Đoa (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai), Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Đak Đoa phối hợp với Khoa huyết học- truyền máu (Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai) tổ chức buổi hiến máu khẩn cấp với sự tham gia của gần 150 người dân trên địa bàn huyện.