Lừa đảo làm cộng tác viên online: Tiền lời cao, nhiều người sập bẫy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo nhưng nhiều người vẫn sập bẫy các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tiền bằng thủ đoạn tuyển cộng tác viên online, đầu tư tài chính qua mạng.
Bị lừa hơn 70 triệu đồng qua mạng, chị P.T.T.H định nhảy cầu Long Biên tự tử. Ảnh: Phạm Đông

Bị lừa hơn 70 triệu đồng qua mạng, chị P.T.T.H định nhảy cầu Long Biên tự tử. Ảnh: Phạm Đông

Nạn nhân là nữ, cần thêm thu nhập

Được lời mời làm cộng tác viên online sẽ được hưởng tiền hoa hồng, chị P.T.T.H (18 tuổi, quê ở huyện Yên Mô, Ninh Bình; trú tại Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng) đã nhiệt tình tham gia nhằm hưởng chênh lệch từ 15-20%.

Công việc chính của chị là truy cập các hội nhóm được lập trên ứng dựng Telegram, từ đó vào các đường link làm nhiệm vụ vận đơn và thanh toán. Lần đầu, chị nạp vào 400.000 đồng thì rút được 460.000 đồng nên đã tin tưởng.

Đến khi số tiền chị H đóng vào là 58 triệu đồng thì website phản hồi nhiều lý do như: Nộp thuế, sai cú pháp, hệ thống bị lỗi... Chị H buộc phải đóng thêm 10-15% của số tiền muốn rút. Chị đã đóng thêm 2 lần với số tiền là 6.970.000 và 8.700.000 đồng. Khi nhận ra mình bị lừa thì số tiền chị nạp đã lên đến hơn 73.000.000 đồng.

"Đến đây thì tôi nhận ra mình dính vào bẫy lừa đảo. Dù đã nhận thức chiêu trò này từ lâu nhưng sự trùng hợp bất ngờ với công việc đã khiến tôi mất cảnh giác", chị H thông tin với Lao Động.

Theo chia sẻ, số tiền hơn 73.000.000 đồng chị H bị lừa trong đó có 6.000.000 đồng tiền học phí, còn lại chị vay mượn bạn bè. Do quá sốc vì bị mất số tiền lớn, chị H đã bỏ nhà đi, nhịn ăn nhịn uống và suýt nhảy cầu Long Biên tự tử vào tối 2.3.

Tin nhắn cho thấy chị H bị lừa mất số tiền rất lớn. Ảnh: Phạm Đông

Tin nhắn cho thấy chị H bị lừa mất số tiền rất lớn. Ảnh: Phạm Đông

Mới đây nhất, ngày 9.2, Công an quận Long Biên tiến hành xác minh làm rõ trình báo của người phụ nữ về việc bị lừa đảo số tiền 2,5 tỉ đồng khi làm cộng tác viên online.

Trước đó, chị T. (SN 1983, trú tại Hà Nội) đến Công an phường Bồ Đề (Long Biên) trình báo về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Người phụ nữ cho biết có nhận được lời mời làm cộng tác viên làm nhiệm vụ tăng tương tác, sẽ được hưởng tiền hoa hồng cho sàn thương mại điện tử Tiki.

Từ ngày 25.1 đến 30.1, chị T. đã chuyển khoảng 2,5 tỉ đồng để làm nhiệm vụ nhưng không nhận được tiền hoa hồng. Lúc này, chị T. mới biết mình bị lừa và đến cơ quan công an trình báo.

Tương tự, chị N.T.H (sinh năm 1998) ở quận Hà Đông (Hà Nội) đã mất gần 300 triệu đồng từ việc làm cộng tác viên chạy quảng cáo, thanh toán các đơn hàng cho một sàn thương mại điện tử. Yêu cầu công việc rất đơn giản và phù hợp, đó là không cần kinh nghiệm, chỉ cần có điện thoại và thẻ ATM.

Do đang trong giai đoạn nghỉ ở nhà nuôi con nhỏ, thời gian rảnh rỗi nhiều, chị đã nhận lời làm việc online. Công việc chị H được giao là bán hàng online, nhận và thanh toán các đơn hàng để hưởng tiền hoa hồng.

Đây chỉ là ba trong số rất nhiều trường hợp người dân đã bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản sau khi được tuyển làm cộng tác viên làm việc online, đầu tư chứng khoán, tài chính qua mạng.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng chiếm hơn 70% số vụ

Mặc dù cơ quan chức năng đã đưa ra không ít cảnh báo nhưng vẫn có nhiều người do cả tin và thiếu hiểu biết nên đã bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Theo Đại tá Nguyễn Thế Hùng - Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP Hà Nội), trên địa bàn thành phố, tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng chiếm hơn 70% trên tổng số tội phạm về lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Khi làm cộng tác viên cho các công ty, doanh nghiệp, đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ…, người dân cần kiểm tra rõ các thông tin về hàng hóa và đơn vị cung cấp thông qua nhiều nguồn khác nhau để kiểm chứng tính chính xác.

Bên cạnh những khuyến cáo thường xuyên, Công an TP Hà Nội cũng xác định thủ đoạn mới của tội phạm để kịp thời có biện pháp đấu tranh ngăn chặn.

Theo đó, các đối tượng lừa đảo có xu hướng cấu kết thành ổ, nhóm tội phạm, có tổ chức thành đường dây với nhiều đối tượng tham gia tại nhiều địa phương khác nhau, thậm chí có tính chất xuyên quốc gia.

Về nhân thân người bị hại, thống kê cho thấy xu hướng ngày càng đa dạng về độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, khu vực sinh sống..., không còn tập trung vào người cao tuổi, phụ nữ trung niên nhẹ dạ cả tin, một bộ phận người dân thiếu kiến thức về kinh tế, trình độ khoa học.

Có thể bạn quan tâm

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

(GLO)- Ngày 20-11, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông tin, hiện trên mạng internet xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVNSPC, có địa chỉ evnspccskh.com. EVNSPC khẳng định trang web evnspccskh.com là giả mạo để lừa đảo.

Người dân cần liên hệ các kênh thông tin chính thống của BHXH Việt Nam để phòng tránh lừa đảo. Ảnh nguồn baohiemxahoi.gov.vn

Cảnh báo yêu cầu cung cấp thông tin bảo hiểm y tế để lừa đảo

(GLO)- Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, thời gian gần đây, đơn vị nhận được phản ánh của một số cơ sở giáo dục trên địa bàn về việc một số đối tượng mạo danh gửi giấy mời đến phụ huynh yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân để thay đổi, bổ sung thông tin thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID.

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh lại xuất hiện việc đối tượng lấy cắp tài khoản (hack) Facebook cá nhân để nhắn tin messenger cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản để hỏi mượn tiền, nhờ chuyển tiền.