Dính bẫy chiêu trò cho vay tiền online không thẩm định

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Chuyện lừa đảo khi vay tiền trên các đường link online không phải chuyện mới, nhưng trong bối cảnh nở rộ các app cho vay tiền không ai kiểm soát đã liên tục có nhiều người bị dính bẫy.
Liên tục nhiều người dính bẫy khi vay tiền online. Ảnh: Hoài Luân

Liên tục nhiều người dính bẫy khi vay tiền online. Ảnh: Hoài Luân

Trao đổi với phóng viên báo Lao Động, anh Dương Minh T. kể do đang có việc cần tiền gấp anh tra cứu và thấy trên mạng có tài chính S.H cho vay không mất thời gian thẩm định, lãi thấp, giải ngân nhanh. Mở mạng ra tra thấy công ty có mã số thuế hẳn hoi, thế là anh yên tâm đăng ký.

Sau khi khoản vay được phê duyệt, anh bấm nút tải từ ví điện tử của S.H về tài khoản nhưng bị lỗi. Liên hệ với bạn có tên Dũng bên chăm sóc khách hàng, bạn nói do mình nhập sai số tài khoản.

Sau đó Dũng gọi điện nói giờ để được sửa thông tin thì anh T. phải nộp 20 triệu đồng phí ủy quyền để sửa lại, 20 triệu đồng này là cọc sau đó sẽ được giải ngân cùng khoản kia, Dũng cũng gửi văn bản đóng dấu đỏ online.

Anh T. sau đó chuyển 20 triệu đồng theo nội dung Dũng gửi sẵn, tuy nhiên, Dũng lại gọi điện báo anh chuyển tiền nhưng nội dung bị thừa và nói tiếp bên công ty giao dịch hoàn toàn trên máy nên cú pháp phải đúng, giờ anh T. phải chuyển thêm 40 triệu đồng để sửa lại thông tin, số tiền này sẽ được hoàn đầy đủ lại khi giải ngân. Dũng cũng đưa điện thoại cho một người xưng là bên phòng ủy quyền để tạo hiệu ứng khiến anh T. tin tưởng.

Khi tiền đã đổ về ví điện tử đầy đủ cả khoản vay là 200 triệu đồng và 60 triệu ủy quyền khi nãy, anh T. yên tâm nhấn vào nút “Rút tiền về tài khoản liên kết”. Đột nhiên trên app thông báo anh đã vi phạm hợp đồng. Liên hệ với nhân viên Dũng cũng không được rồi mãi một lúc sau đó nhân viên này mới gọi điện cho anh T. và cho rằng anh làm sai quy định đáng lẽ phải rút lần lượt 200 triệu đồng trước rồi mới đến 60 triệu đồng kia sau. Và cần phải làm việc với sếp của công ty để giải quyết.

Tiếp sau đó lại có một người là trưởng phòng gọi điện nói là do anh T. làm sai quy định nên giờ phải mất thêm 100 triệu đồng để bảo lãnh cho anh T. với bên ngân hàng hay thuế gì đó. Đến lúc này thì anh T. mới phát hiện mình đã bị các đối tượng lừa và anh quyết định không chuyển thêm tiền.

Tuy nhiên, sau đó anh liên tiếp nhận được cuộc gọi đe dọa từ phía S.H là nếu không nộp tiếp 200 triệu đồng để kịp giải ngân thì sẽ đến tận nhà xử lý và người thân sẽ không yên ổn đâu, rồi sẽ bôi nhọ làm xấu hình ảnh trên mạng xã hội để đòi tiền. Anh T. cho biết đã trình báo với công an và không chịu chuyển tiền rồi sau đó các đối tượng trên cũng không thấy đâu.

Tràn lan các app cho vay tiền trên online. Ảnh: Gia Miêu

Tràn lan các app cho vay tiền trên online. Ảnh: Gia Miêu

Thực tế, việc cho vay nặng lãi qua các app, website đã xuất hiện từ nhiều năm nay. Đặc biệt nở rộ khoảng 3 năm trở lại đây, khi dịch COVID-19 bùng phát khiến người dân lâm vào cảnh khó khăn.

Khi người vay chậm trả hoặc không có khả năng trả nợ, các app, website này sẽ đòi nợ bằng nhiều hình thức như liên tục gọi điện, nhắn tin đe dọa, chế ảnh bêu xấu lên mạng xã hội, gọi điện “khủng bố” người thân, bạn bè...

Công an TP.HCM cho biết, hiện có hơn 200 ứng dụng cho vay trực tuyến do người nước ngoài đứng tên quản lý. Ngoài những app lậu, tức ứng dụng không có đăng ký công ty hoạt động, người đại diện hay địa điểm kinh doanh, thì nhiều app được vận hành bởi nhiều công ty cầm đồ, có trụ sở tại TP.HCM, do Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM cấp phép.

Thế nhưng, hiện tại, các công ty này hoặc thuê văn phòng ảo đặt bảng hiệu, không có lãnh đạo và nhân viên làm việc, hoặc chuyển địa điểm kinh doanh đi nơi khác không rõ địa chỉ.

Có thể bạn quan tâm