Lựa chọn việc tử tế

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Mấy ngày trước, tôi tình cờ xem một phóng sự của Đài Truyền hình Việt Nam về thầy giáo Nguyễn Nhựt Tân ở TP. Cần Thơ bán vé số giúp người nghèo, các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn sau mỗi giờ lên lớp.

Với tâm niệm “Cho đi bằng cả tấm lòng thì nhận lại bằng cả trái tim”, nhiều năm qua, bất kể nắng mưa, thầy Tân vẫn miệt mài với việc làm ý nghĩa ấy, góp phần giúp đỡ bao mảnh đời kém may mắn tiếp tục vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Xem những thước phim về thầy Tân, tôi lại nhớ đến người thầy quá cố thời tiểu học của mình. Ngày ấy, thầy từng nhiều lần nhắn nhủ với chúng tôi rằng: “Sống ở đời, sự tử tế còn đáng quý hơn cả sự thông minh. Thông minh là thiên phú nhưng tử tế lại là sự lựa chọn”. Và cả cuộc đời mình, cho đến khi trút hơi thở cuối cùng, thầy đã sống thật trọn vẹn với ý niệm đó.

Sinh thời, dù là một giáo viên giỏi nhưng thầy luôn khước từ mọi danh hiệu. Là một người sống vô cùng tử tế với học trò, đồng nghiệp và mọi người xung quanh, song chưa bao giờ, thầy chịu đón nhận sự tôn vinh. Thầy chỉ chú tâm đứng trên bục giảng, lấy công việc làm vui, lấy học sinh làm trọng. Nhiều học sinh nhờ thầy mà có thêm quyển vở, cây bút để học tập; từ bó rau, con cá do thầy nuôi trồng mà vững bước đến trường. Thầy cũng không hề quản ngại việc kèm cặp miễn phí bất kể thời gian cho những trò yếu hay cảm hóa các trò cá biệt. Phụ huynh học sinh lớp thầy chủ nhiệm chưa bao giờ phải nhận về một tiếng phàn nàn, phê bình về thái độ hay kết quả học tập của con mình; mà ngược lại, luôn là sự động viên, khích lệ từ thầy để cùng chung tay giúp học sinh tốt lên mỗi ngày.

Bình nước mát miễn phí được đặt thường trực trên đường Mạc Đĩnh Chi (phường Hoa Lư, TP. Pleiku) nhằm giúp “giải tỏa cơn khát” cho nhiều người ngang qua. Ảnh: Mộc Trà.

Bình nước mát miễn phí được đặt thường trực trên đường Mạc Đĩnh Chi (phường Hoa Lư, TP. Pleiku) nhằm giúp “giải tỏa cơn khát” cho nhiều người ngang qua. Ảnh: Mộc Trà.

Người thầy đáng kính ấy cũng từng nói rằng: Sự tử tế chính là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp trong mỗi con người. Đôi khi, đó chỉ là một hành động nhỏ nhưng thể hiện được cái tâm hướng thiện, sẵn sàng giúp đỡ và sẻ chia với người xung quanh; không cần cảm ơn cũng chẳng cần sự đáp đền. Và quả thật, trong cuộc sống thường ngày, tôi vẫn thường bắt gặp những cách sống đẹp như thế. Đó có thể là lời đề nghị được hỗ trợ cụ bà qua đường từ một cậu bé học sinh tiểu học; là dòng chữ “Lề đường trơn trượt, cẩn thận!” viết trên nắp thùng xốp được chủ nhân mang ra treo trước nhà để “cảnh báo” cho người đi đường mỗi lúc trời mưa; hay đơn giản chỉ là bình nước mát miễn phí được đặt thường trực bên góc đường để giúp “giải tỏa cơn khát” cho những ai ngang qua…

Thầy Nguyễn Nhựt Tân (thứ 2 phải sang) ở TP Cần Thơ và đại diện đoàn thể địa phương trao tiền giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: VŨ THỊ PHƯƠNG ANH/NLĐO

Thầy Nguyễn Nhựt Tân (thứ 2 phải sang) ở TP Cần Thơ và đại diện đoàn thể địa phương trao tiền giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: VŨ THỊ PHƯƠNG ANH/NLĐO

Đặc biệt, gần đây, tôi khá ấn tượng với mô hình “cơm treo”, “cà phê treo” đang lan tỏa rộng rãi tại một số tỉnh, thành trên cả nước. Đây là việc thực khách khi đến quán ăn/uống, ngoài suất của bản thân còn tự nguyện trả tiền thêm 1 hoặc nhiều suất khác để “treo” lại cho những người có hoàn cảnh khó khăn đến dùng miễn phí. Cả chủ quán và khách không ai bận tâm đến danh tính của nhau, chỉ thầm lặng thực hiện nghĩa cử cao đẹp ấy mỗi ngày; còn người nhận, vì thế, cũng sẽ cảm thấy đỡ e ngại hoặc áy náy. Có thể với nhiều người, 1 bữa cơm, 1 ly cà phê không quá to tát, song đối với những mảnh đời khó nhọc, đó là sự san sẻ đầy yêu thương, giúp họ có thêm niềm tin để vượt qua những khó khăn, bộn bề trong cuộc sống.

Từ xưa đến nay, giá trị của sự tử tế luôn là thước đo của những chuẩn mực đạo đức. Như bông hoa nở giữa khu vườn, sự tử tế tôn vinh vẻ đẹp nhân cách và đạo đức của con người. Nhờ sống tử tế, con người biết đồng cảm, yêu thương và sẻ chia với nhau nhiều hơn, sâu sắc hơn; đồng thời, biết cống hiến nhiều hơn là hưởng thụ, cho đi nhiều hơn nhận về. Và có một điều không thể phủ nhận rằng, xã hội càng nhiều người tử tế thì càng văn minh, lành mạnh và đầy ắp tình người.

Có thể bạn quan tâm

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.