Lúa chét

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo anh bạn tôi, lúa chét trở nên quý không bởi vì hiếm mà còn là nguồn thực phẩm sạch. Chọn lọc tự nhiên, đồng không mông quạnh họa hằn dăm ba chét lúa sót lại. Lúa không cần phân bón, thuốc trừ sâu, cứ tích nắng tụ mưa, hút mạch nguồn từ đất mà ngậm đòng đậu hạt. 
Mâm cơm ở nhà người bạn tự thuở thiếu thời bày nhiều món cây nhà lá vườn, sực nức hương đồng gió nội. Trước khi chạm ly mời nhau, bạn tôi đố: "Ông đoán xem rượu này ngâm với thức gì?".
Nước rượu sánh ngả màu vàng nhạt, lẩn sắc xanh đọt lá chuối non. Hương rượu thơm phảng phất hương lúa trổ đòng, ngậm sữa. Vị rượu nồng dịu, dư âm ngòn ngọt. Đến ly thứ 3, nóng bừng cả mặt mà tôi vẫn chưa có câu trả lời. "Rượu ngâm lúa chét đấy"-bạn tôi giải thích luôn.
Vậy là, kỷ niệm về cây lúa chét ùa về, râm ran câu chuyện trong bữa cơm.
Tuổi hoa niên thế hệ 6X chúng tôi trải qua những năm tháng của thời kỳ bao cấp. Hợp tác xã nông nghiệp canh tác mỗi năm 2 vụ lúa nước. Sau vụ Hè Thu, nơi đồng sâu, những thửa ruộng vốn của nhà mình ngày chưa vào hợp tác xã, chủ ruộng cắm cờ giữ lúa chét. Cờ là đọt tre tươi cắm giữa ruộng, xanh lá rất lâu, ngầm quy ước không cho vịt chạy đồng; trâu, bò đến ăn lúa chét-những cọng lúa nảy lên từ cuống rạ nhờ nguồn nước tự nhiên, chẳng cần chăm bón.
Lúa chét lưa thưa, ngắn gié, ít hạt, nhanh thu hoạch nên không lo bị ngập lụt. Năng suất lúa chét rất thấp. Liềm cầm tay, rổ cắp nách nhặt nhạnh cả buổi, hết ngày chưa đầy nong phơi. Nhưng có vẫn hơn không, chí ít cũng được vài bữa cháo loãng cầm hơi mùa giáp hạt.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
“Lúa chét có hiếm đâu, “bổ béo” gì lại đem ngâm rượu?”-tôi hỏi. Chẳng ngờ, anh bạn trả lời: Cực hiếm nữa là đằng khác. Bây giờ, cơ khí hóa nông nghiệp, máy gặt đập liên hợp đi qua, giẫm nát cả gốc rạ. Hệ thống kênh mương bê tông hóa, chủ động nguồn nước tưới tiêu nên trước và sau mùa gặt, cánh đồng đã khô ráo đất, lấy gì cho lúa chét đâm ngòi.
Với lại, thời buổi thừa thóc dư gạo có ai đi giữ ruộng lúa chét bao giờ! Lúa đổ trong quá trình gặt máy nhiều lắm nhưng chưa hết thời kỳ sinh trưởng, lớp thì vịt chạy đồng nhặt nhạnh, trâu bò thả rông ăn, nông dân làm đất chuẩn bị cho vụ Đông Xuân chứ lấy đâu ra chét”.
Theo anh bạn tôi, lúa chét trở nên quý không bởi vì hiếm mà còn là nguồn thực phẩm sạch. Chọn lọc tự nhiên, đồng không mông quạnh họa hằn dăm ba chét lúa sót lại. Lúa không cần phân bón, thuốc trừ sâu, cứ tích nắng tụ mưa, hút mạch nguồn từ đất mà ngậm đòng đậu hạt.
Có được bình rượu ngâm lúa chét ngon còn phải qua nhiều công đoạn: chọn gié lúa vừa ngậm sữa, phơi qua nắng, đảo qua lửa, loại bỏ hạt lép rồi mới ngâm với rượu ngon. Bình rượu sau đó được hạ thổ 3 tháng 10 ngày mới mang ra uống.
Cái sự dày công ấy cũng đủ cho ta cảm nhận bình rượu quý đượm vị, nồng hương! Và mới biết, văn hóa ẩm thực của dân mình cũng thật phong phú, đa dạng. Cùng một thức món, khi nâng tầm đặc sản, lúc hạ cấp bình dân. Thẩm định chất lượng, đôi khi còn nhờ đến ký ức!
NGUYỄN ĐÌNH PHÊ

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.