Lữ Hồng: Từ ô cửa đến những chân trời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đầu tháng 6 này, Lữ Hồng ra mắt tập thơ mới nhất mang tên “Ô cửa vẫn sáng đèn” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn). 50 bài trong tập là man mác nỗi lòng của người ngoài 30 tuổi, đã đủ cho những rắn rỏi nhìn nhận, soi rọi vào mình và thế giới xung quanh.
Chân dung nhà thơ Lữ Hồng. Ảnh: V.P

Chân dung nhà thơ Lữ Hồng. Ảnh: V.P

Đọc thơ Lữ Hồng, tôi cứ mường tượng, từ ô cửa đêm đêm phố núi, dưới ánh sáng tỏa ấm lên con chữ của thi nhân, thơ đã tượng hình và cất cánh bay lên.

Trong “Ô cửa vẫn sáng đèn”, phần nhiều Lữ Hồng quay về với bản thể, khám phá thế giới nội tâm trong hành trình lẻ loi mà ý vị: “Bây giờ ta còn ta/như một căn nhà không cần treo số” (Đêm). Chị ý thức rõ sự trôi chảy của thời gian, những tích tắc vòng xoay, mãi chẳng gì ngăn trở và tự tạo cho mình một tâm thế để đón nhận, hóa giải những vọng chờ ngậm ngùi: “Không ai rót mời một ly rượu trắng trong/đốt cho dữ dội hóa lành yên cho đắng cay thành dịu ngọt/thôi thì viết một câu thơ làm chứng/rằng ta đã tự mềm môi” (Một mùa xuân nữa lại rời đi nhân lúc ta nằm ngủ).

Lữ Hồng không tuyên ngôn hay bắt chữ nghĩa gồng gánh những triết lý nặng nề. Vì thế, thơ chị cứ tự nhiên như mạch chảy của dòng sông qua cánh đồng, miên man bồi tụ, ân cần lắng đọng. Tôi thích những câu như thế này: “Có phải em đã chuốt mùa thu trên mi/cho tôi in sâu nỗi buồn tro muội/em-lá rừng hoang hay nhành sông lũng vắng/mà tôi lao đi mòn cả giấc mơ” (Mùa thu trắng). Câu kết làm sáng lên khổ thơ với nhiều liên tưởng. Em là mùa thu, là lá rừng hoang, là nhành sông lũng vắng hay em là em của trần thế ngực ngải môi trầm? Chẳng cần sự định giải rõ ràng nào cả. Mơ hồ mà chiếm ngự. Để trong vùng thẳm thức, những bước chân cuống cuồng chẳng thể nào điềm tĩnh.

Sẽ thật ngơ ngẩn nếu cố dò tìm cái rạch ròi công thức như một cộng một bằng hai trong thơ. Bởi thế giới của thơ như tấm gương phản chiếu. Có thể ví đó là tấm gương của hồ nước khi lặng như tờ, khi liêu xiêu vọng động. Và có lẽ, người thơ cất lên tiếng lòng tạo nhiều rung cảm nhất khi nhận ra mình trong vùng sóng âm nơi đáy mắt chính mình. Khi nghiêng mình về phía gần gụi xung quanh, từ mái nhà giữa phố núi mù sương chớm sáng, chiều loang hơi lạnh hay đêm mưa rỏ những giọt nước trời mênh mang xa vắng…

Lữ Hồng đã tìm thấy vùng sóng âm ấy, chân nhận những giá trị của hiện hữu quen thuộc, để từ đó tự tìm cho mình một chốn trú nương: “Đêm chữ nghĩa trụi trần/bài thơ xoàng tôi không bán được/mọt gỗ từng câu/Chạng vạng lòng cha/tinh mơ tiếng mẹ/tôi cọ mình nương náu/bốn vách nhà thưng ván những ngày xưa” (Tự khúc).

Lữ Hồng yêu nơi mình ở, yêu từng góc phố nhỏ bé riêng tư với ly cà phê buổi sớm hay đêm bập bùng lửa đỏ bên ché rượu cùng thân gần bè bạn, yêu ngõ quen mòn vẹt dấu chân đi về có hình cha dáng mẹ, hay giản dị và ấm áp trong từng bữa cơm mẹ nấu... Những bé nhỏ đời thường cứ vậy mà ấm đầy, xoắn chặt lấy một vùng ký ức: “Chiếc võng mẹ nằm/chiếc võng trần gian hai đầu trũng gió/căn bếp vài giá đỡ/và một bữa cơm chiều cứu rỗi/những ngày ta như thác mùa khô” (Phía trong thành phố).

Tập thơ “Ô cửa vẫn sáng đèn” của tác giả Lữ Hồng. Ảnh: V.P

Tập thơ “Ô cửa vẫn sáng đèn” của tác giả Lữ Hồng. Ảnh: V.P

Thơ với Lữ Hồng như một lưu dấu xúc cảm. Tất nhiên, đó không đơn thuần là nhật trình đi, nghe, nhìn, kể, tả. Lập trình của thơ là ngẫu hứng, là dao động của cảm xúc, có thể phá vỡ mọi biên độ của ý nghĩ thông thường. Tôi thấy nỗi sầu gợi, sự cô đơn, cả hẫng hụt và bâng quơ đợi chờ trong thơ chị. Nhưng thứ làm ta nhớ nhiều hơn cả là sự thấu hiểu, san sớt của nhà thơ. Như khi chị đứng trước mênh mông phía biển, nghe sóng vỗ vào lòng mình chấp chới, muốn trút gửi mà sợ biển đau, biển đã đầy rồi nỗi niềm nhân thế: “Đừng chia nỗi buồn cho biển/giá băng như thế đủ rồi/biển cạn một lời không nói/ta cứ lầm biển vui” (Những lần trở lại).

“Ô cửa vẫn sáng đèn” mang nét thơ trữ tình, đằm thắm. Như gió khẽ chạm mà lay động da diết. Ở một chiều kích nào đó, thơ Lữ Hồng trở nên điềm tĩnh, chất tự sự phát huy trong lối diễn ngôn mộc mạc mà rung động, như khi chị viết về tuổi trẻ, chiến tranh và ước vọng hôm nay, mọi thứ đồng hiện với nhiều hiệu ứng cảm xúc: “Nếu chinh chiến còn/đeo tang là chít mảnh vụn cuộc đời lên tóc/Mẹ nghèo đâu có hương trầm để đốt/nỗi nhớ thành mây đen/Nhưng hòa bình em à/càn quét chiều nay chỉ là diễn tập/nền trời vờ run rẩy/để chúng mình biết quê hương từ độ hai mươi” (Viết ở Tiểu đoàn 24).

Tập thơ chọn lối thơ tự do giãi bày, linh hoạt ngắt dòng nhưng nhịp thơ nâng níu nhau nhờ sự tinh tế gieo vần kết điệu trên nền tứ thơ vững chãi. Hiếm hoi trong tập thơ có sự hiện diện của bài lục bát. Những câu thơ buồn dịu dàng, làm ta nhẹ nhõm: “Xin cho nằm giữa hư không/chôn vị buồn dưới một đồng cỏ thơm” (Lục bát vu vơ). Vị buồn được chôn cất, không ca thán, không rũ rượi. Và có lẽ, nó không ngủ vùi trong tịch mịch, mà sẽ như một hạt mầm, từ thẳm sâu mạch ngầm ngóc ngách ngõ hồn, lặng lẽ mà can trường nảy nở, trổ những mầm thơ hướng về phía chân trời.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.