Thơ Lữ Hồng: Khi mùa đến trong mắt nhau

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Núi đồi đã vào xuân, đất trời dậy men trong từng nỗi nhớ được chưng cất với thời gian. Một Tây Nguyên nồng đượm, chân tình. Tất cả được thể hiện trong những dòng thơ dung dị của tác giả Lữ Hồng như một lời nhắn gửi thầm thì cho những ai đã từng coi mảnh đất này là máu thịt.

Miệng núi đã khô trên đỉnh thời gian

Lửa còn cháy lời nữ thần thao thức

Vòng chiêng ôm đầy chóe rượu

Hỏi người đi tìm lời ru mặt trời có về kịp khuya nay.



Hoa gạo non vẫn ửng tháng ngày

Sương quyện trà xanh, rau rừng thơm suối

Thông già thêm bao cội

Núi cao không giữ chim trời.



Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Khi mùa đến trong mắt nhau

Cao nguyên

Cao nguyên

Tóc mẹ đã chảy tràn cơn giông đất đỏ

Ta chưng cất bàn tay qua từng nỗi nhớ

Nghe “em hát thương ai thành cơn mưa rừng”.



Nơi khói sương hiểu lòng người

Giấc nào vỗ đêm

Cho hai kẻ lang thang gặp nhau choàng dậy

Đôi chân trần bỏ lại

In vết rừng hoang.



Men lá đọng cơn say

Ủ mùa xuân trên miền gió khát

Xin hãy nhớ cho:

Người không đổi thay, đất không sờn bạc

Lời ru gửi phía mặt trời.

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.